1.2. Chức năng quản trị nguồn nhân lực
1.2.2.2. Đào tạo và phát triển
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng thuộc một nghề, một chuyên môn nhất định để người lao động thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình (Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh, 2012).
Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), phát triển nguồn nhân lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Theo Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2012), phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý12.
Trong các tổ chức, vấn đề đào tạo và phát triển được áp dụng nhằm13:
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.
- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành cơng các thay đổi cơng nghệ.
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. - Giải quyết các vấn đề về tổ chức.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. - Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên.
Đối với người lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm14:
12 Trần Xn Cầu & Mai Qc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 104
16
- Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức. - Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và cơng việc hiện tại cũng như tương lai. - Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.