1.2. Chức năng quản trị nguồn nhân lực
1.2.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên
Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhằm giúp đỡ, động viên, kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn và phát triển khả năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên được thực hiện theo trình tự năm bước sau: xác định các tiêu chí cần đánh giá; lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp; huấn luyện kỹ năng đánh giá; thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá; thực hiện đánh giá và thiết lập mục tiêu mới cho nhân viên.
Các phương pháp áp dụng để đánh giá nhân viên gồm có 7 phương pháp: - Phương pháp xếp hạng luân phiên: tất cả nhân viên trong tổ chức sẽ được xếp theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả giỏi nhất hoặc ngược lại.
- Phương pháp so sánh cặp: từng cặp nhân viên lần lượt được đem so sánh và cho điểm về những yêu cầu chính (điểm 4: tốt hơn hẳn, 3: tốt hơn, 2: ngang nhau, 1: yếu hơn, 0: yếu hơn hẳn), sau đó cộng các điểm lại để đánh giá.
- Phương pháp bảng điểm - Phương pháp lưu giữ
- Phương pháp quan sát hành vi - Phương pháp quản trị theo mục tiêu - Phương pháp phân tích định lượng
14 Nguyễn Ngọc Quân & Nguyễn Vân Điềm (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, trang 155
Các sai lầm cần tránh trong đánh giá nhân viên gồm có: tiêu chuẩn không rõ ràng, thiên kiến, xu hướng thái quá, xu hướng trung bình chủ nghĩa và định kiến.