Lý luận về bảo hộ thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 27 - 29)

- Lý thuyết thương mại mới

1.3.2 Lý luận về bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là một chính sách kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở trong nước. Trong một quốc gia với các chính sách bảo hộ thì sản xuất trong nước được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của các cơng ty nước ngồi bởi một loạt các rào cản đối với hàng hố nhập khẩu. Họ cũng có thể được hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ thơng qua hình thức trợ cấp xuất khẩu.

Trong lý thuyết thương mại mới, Krugman lý luận rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể có lợi do thị trường khơng hồn hảo. Chính sách bảo hộ nhằm mục đích thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mà nó có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền tích cực đến các phần khác của nền kinh tế và trên bình diện quốc tế thì đó lại có thể là chính sách tích cực, nhất là đối với các ngành công nghiệp mới non trẻ thì việc bảo họ sẽ giúp cho các ngành cơng

nghiệp này tồn tại và có khả năng cạnh tranh hơn trong tương lai. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp bảo hộ sẽ giúp cho quốc gia tăng thêm ngân sách để chi dùng cho các mục tiêu khác. Tuy nhiên, Krugman cũng chỉ rõ các ảnh hưởng bất lợi liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ, đó là việc khuyến kích phát triển một ngành nào đó nhất thiết phải thu hút nguồn lực từ các ngành khác và nó có thể phá hỏng lĩnh vực đã được ưu tiên. Chính sách bảo hộ cũng sẽ ảnh hưởng đến phân phối thu nhập do các chính sách bảo hộ thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị mà các chính sách như vậy thường chi phối các vấn đề thuộc về phân phối hơn là năng suất. Các chính trị gia thường ủng hộ các chính sách và pháp luật đề cao bảo hộ để làm tăng khả năng trúng cử vì những người được lợi từ chính sách bảo hộ là những nhà sản xuất, họ có tiến nói mạnh hơn so với người tiêu dùng. Với các chính sách bảo hộ thương mại như vậy có thể sẽ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm cho nền kinh tế của một quốc gia. Trước tiên, nó dẫn đến việc hình thành chính sách “làm nghèo người khác5,6” như Trung Quốc đang áp dụng7. Việc thực hiện chính sách này dẫn đến các cuộc trả đũa lẫn nhau như cuộc chiến vỏ xe, thịt gà và xe hơi giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2009, thậm chí là tạo ra một cuộc chiến tranh thương mại làm thiệt hại cả đơi bên. Thứ hai, chính sách đó làm cho việc tái phân phối lợi ích thu được từ sự can thiệp không hiệu quả sẽ dẫn đến thị trường khơng hồn hảo do tham nhũng và bảo trợ chính trị.

5 beggar-thy-neighbor

6 Một chính sách bảo hộ đòi hỏi sự giảm giá đồng tiền của một nước và xây dựng các rào cản thuế quan đối với hàng hóa của nước khác Mục tiêu của chính sách này là nhằm tăng nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia (bằng cách phá giá đồng tiền và làm cho hàng hóa của một quốc gia đó trở lên rẻ hơn ở các nước khác) cùng lúc làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ nước khác (bằng cách làm cho hàng hóa của nước ngồi đắt đắt hơn so với trong nước thơng qua các các rào cản thuế quan)

7 Xem: Chính sách tỷ giá của Trung Quốc “biến hàng xóm thành ăn mày” -

http://vneconomy.vn/20120312112341264P0C99/chinh-sach-ty-gia-cua-trung-quoc-bien-hang-xom-thanh-an- may.htm

Từ những bất lợi do chính sách bảo hộ thương mại mang lại cho nền kinh tế mà chính sách bảo hộ chỉ được xem như là một chính sách thứ yếu và có lợi ích trong ngắn hạn cịn thương mại tự do vẫn được xem như là mục tiêu cuối cùng và cũng là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới (Krugman, 1987). Đồng thời, lịch sử cũng đã chứng minh rằng thương mại tự do có nhiều lợi ích tích cực hơn so với một nền kinh tế bảo hộ. Nó đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho các ngành công nghiệp, cho toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)