- Lý thuyết thương mại mới
1.9 Đo lường tự do thương mại
Cho đến nay, các nghiên cứu về vai trò của tự do thương mại trong việc thúc đẩy tăng trưởng vẫn còn nhiều tranh cãi đã tạo ra một loạt các cách thức đo lường thực nghiệm đối với chính sách thương mại, nhưng cách nào cũng có một số nhược điểm nhất định. Một số tác giả đã thừa nhận đúng là có sự phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại là vì các yếu tố như thuế và phụ phí; hồn thuế; hạn ngạch và giấy phép; các hàng rào phi thuế quan khác và quản lý ngoại hối, chúng có các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau. Đây là một cách lập luận để chống lại bất kỳ một sự đo lường đơn lẻ nào nhằm có được một sự đại diện đầy đủ cho chính sách tự do thương mại.
Sachs và Warner (1995) xây dựng biến giả (dummy) cho sự mở cửa dựa trên năm giả định riêng cho các chính sách cụ thể liên quan đến thương mại. Một quốc gia được xác định là đóng cửa và nhận giá trị bằng 0 nếu trong nền kinh tế tồn tại ít nhất một trong những đặc điểm:
1. Mức thuế quan trung bình (TAR) từ 40% trở lên.
2. Hàng rào phi thuế quan (NTB) khống chế 40% kim ngạch trao đổi thương mại trở lên.
3. Tỷ giá phi chính thức (BMP) thấp hơn 20% tương đối so với tỷ giá chính thức trung bình trong những năm 1970 hoặc 1980.
4. Độc quyền nhà nước (XMB) đối với xuất khẩu lớn. 5. Nước đó thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa (SOC).
Ngược lại, một nền kinh tế được coi là mở cửa (tự do thương mại) và chỉ số SW sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu nền kinh tế hồn tồn khơng có biểu hiện các đặc trưng nêu trên. Chỉ số Sachs -Warner này được sử dụng cho những năm 1970 và 1980 của thập kỷ trước và Wacziarg et al (2003) sử dụng phương pháp đo lường trên cùng với một số sửa đổi để phân loại các nền kinh tế mở so với các nền kinh tế đóng cửa trong giai đoạn 1990-1999.
Các tiêu chí của chỉ số SW phản ánh hầu hết các khía cạnh của tự do thương mại, khi thị trường xuất hiện một trong các các chỉ tiêu trên sẽ làm cho các hoạt động ngoại thương bị méo mó khơng phản ánh đúng bản chất của cơ chế thị trường, làm cho giá trị hàng hóa trong nước khác biệt với hàng hóa của nước ngoài nước ngoài. Tuy nhiên, Rodriguez và Rodrik (1999) lập luận rằng chỉ số SW được sử dụng như là một biến đại diện cho một loạt các chính sách và thể chế khác nhau chứ khơng chỉ là chính sách thương mại, nhưng chỉ số SW chỉ là một biến giả nhị phân chỉ phản ánh chính sách mở cửa hoặc không của một quốc gia mà không cho biết mức độ mở cửa của quốc gia đó. Ngồi ra chỉ số này được xây dựng dựa trên các thơng số có sẵn của một quốc gia mẫu trong một giai đoạn nhất định. Mặt khác, tự do thương mại của một quốc gia không chỉ
thể hiện bằng các chính sách thương mại mà cịn được thể hiện trên khối lượng và giá trị thương mại và cuối cùng việc lượng hố một chính sách thương mại là rất khó khăn trong thực tế. Vì lý do này mà mặc dù chỉ số SW được dựa trên năm tiêu chí được lựa chọn bao hàm phần lớn các loại hạn chế thương mại nhưng nó đã khơng được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm gần đây.
David Dollar (1992) xây dựng hai chỉ số là "Chỉ số của biến dạng tỷ giá hối đoái thực" và "chỉ số thay đổi tỷ giá hối đoái thực" (được gọi là DISTORTION và VARIABILITY) để biểu thị cho chính sách mở cửa kinh tế mà ông gọi là “ hướng ngoại”. Theo như Dollar (1992) thì “hướng ngoại” thường có nghĩa là sự kết hợp của hai yếu tố : Trước tiên đó mức độ bảo hộ mà đặc biệt là bảo hộ đối với đầu vào của quá trình sản xuất thì tương đối thấp (dẫn đến tỷ giá hối đoái thực nằm ở mức có lợi cho các nhà xuất khẩu) ; và thứ hai đó là tỷ giá hối đối thực thay đổi tương đối ít do đó các chính sách khích thích phát triển thương mại được nhất quán theo thời gian. Chỉ số Dollar của DISTORTION là Ci/Ĉi trung bình trong giai đoạn mười năm 1976-1985 . VARIABILITY lần lượt được tính bằng cách lấy hệ số biến thể của các quan sát hàng năm của Ci / Ĉi cho mỗi quốc gia so với cùng kỳ. Trong đó Ci là mức giá ước tính của quốc gia i so với Hoa Kỳ theo công thức: Ci = 100x Pi / ( eiPUS ), trong đó Pi và PUS là các chỉ số giá tiêu thụ tương ứng và ei là tỷ giá hối đoái danh nghĩa của nước i so với đồng đô la Mỹ (đơn vị là tỷ lệ của đồng nội tệ trên đồng đô la). Ĉi là giá trị ước lượng có được từ sự hồi quy giữa biến Ci và GDP bình quân đầu người và biến giả cho khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, cũng như biến giả cho các năm. Vì Dollar quan tâm đến giá cả hàng hóa có thể giao dịch nên ơng cố gắng loại bỏ ảnh hưởng của sự khác biệt mang tính hệ thống phát sinh từ sự hiện diện của hàng hố khơng ngoại thương.
Bajwa và Siddiqi (2011), Sakyi (2011), Chaudhry (2010), Edwards (1992, 1998); Dowrick (1994); Frankel và Romer (1999), sử dụng chỉ số độ mở của nền kinh tế làm biến số đại diện cho tự do thương mại trong các nghiên cứu thực nghiệm về tự do
thương mại. Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu cộng với tổng kim ngạch nhập khẩu so với GDP.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả lựa chọn chỉ số mở cửa để làm biến số thay thế cho biến tự do thương mại trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm. Việc chọn chỉ tiêu này là do trong thực tế quá trình tự do thương mại của Việt Nam gắn liền với quá trình thúc đẩy tăng trưởng XNK phục vụ mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.