Các tiêu chí đánh giá chính sách tự do hay bảo hộ thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 29 - 31)

- Lý thuyết thương mại mới

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chính sách tự do hay bảo hộ thương mại

Trong thương mại quốc tế nói chung và trong chính sách thương mại của các nước nói riêng, vấn đề tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại luôn luôn đi liền với nhau. Nghịch lý này được tất cả các nước chấp nhận như một thực tế khách quan, vì một mặt nước nào cũng muốn tự do hoá thương mại, nhưng mặt khác bất cứ nước nào cũng có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước của mình.

Thuế xuất nhập, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật khác được sử dụng phổ biến trong vài thập niên qua. Ngày nay, tự do hóa thương mại thơng qua việc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại đã trở lên phổ biến trong chính sách kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển. Do đó, để đánh giá một quốc gia có tự do thương mại hay không, người ta thường dựa vào hai tiêu chí cơ bản là:

1.3.3.1 Thuế quan

Thuế quan có các vai trị như một cơng cụ để điều tiết các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu; bảo hộ hàng nội địa; tăng thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và tạo áp lực để đối tác thương mại phải nhượng bộ trong đàm phán.

Xu thế thương mại tự do luôn đi kèm với khái niệm giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan. Khái niệm này có được là do việc xóa bỏ hàng rào thuế quan đồng nghĩa với việc xóa bỏ sự khác biệt về giá cả giữa giá hàng hóa trong nước và nước ngồi nhằm giúp cho chúng có được sự cân bằng ở mức giá cả hàng hóa thế giới.

Cắt giảm hay xóa bỏ thuế quan là một biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho dịng ln chuyển hàng hóa giữa các quốc gia được thuận lợi. Cắt giảm thuế quan là tiêu chí quan trọng để hình thành và thực hiện thành cơng các liên minh kinh tế. Ví dụ để xây dựng ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) thì cơng việc chính yếu mà các nước thành viên phải thực hiện đó là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT.

1.3.3.2 Hàng rào phi thuế quan

Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ...

Các biện pháp phi thuế quan đặc biệt là biện pháp hạn chế định lượng (quota) đang được sử dụng rộng rãi nhưng được coi là có tác dụng bảo hộ mạnh hơn các biện pháp thuế quan và dễ bóp méo thương mại. Ngày nay các tổ chức thương mại khu vực cũng như toàn cầu đều yêu cầu các nước thành viên dỡ bỏ hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất việc áp dụng hàng rào phi thuế quan.

Như vậy để xác định một quốc gia tự do thương mại là một quốc gia có tỷ lệ thuế quan thấp và khơng có hoặc ít có các rào cản phi thuế quan.

Ngồi các tiêu chí về thuế quan và hàng rào phi thuế quan nêu trên, người ta cịn có thể đánh giá tự do thương mại thơng qua chỉ tiêu định lượng:

1.3.3.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với GDP

Theo tiêu chí này thì “..một nước có độ mở rất thấp khi tỷ lệ này ở mức dưới 5%. Từ 5% đến 10% là quốc gia có độ mở thấp. Từ 11% đến 15% là nước có độ mở trung bình. Từ 16% đến 20% là quốc gia có độ mở khá cao và trên 20% là quốc gia có độ mở rất cao” (Bình, 2010; trang 26).

1.3.3.4 Chỉ số hỗn hợp là mở cửa thương mại8 và chế độ chính sách thương mại9

8 Chỉ số độ mở thương mại bao gồm tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trên đầu người và tốc độ tăng trưởng thực tế kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Phịng thương mại quốc tế (ICC) đưa ra mức độ tự do thương mại từ 1 đến 6. Theo tiêu chí này thì một quốc gia được coi là mở của hoàn toàn về thương mại khi chỉ số này nằm trong khoảng từ 5 đến 6. Quốc gia có độ mở trên trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 4 đến 4,99. Quốc gia có độ mở trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 3 đến 3,99. Quốc gia có độ mở dưới trung bình khi chỉ số này nằm ở mức từ 2 đến 2,99 và Quốc gia có độ mở kém khi chỉ số này nằm ở mức từ 1 đến 1,99 (ICC, 2011; trang 16).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)