Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 35 - 37)

- Lý thuyết thương mại mới

1.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế hiểu khá thống nhất đó là sự gia tăng sản lượng thực tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định (thường là một năm), cũng với ý nghĩa tương tự Simon Kuznet (1966) nói rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng cơng nhân”, hay như Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”. Theo cách định nghĩa như trên thì tăng trưởng được hiểu là một quá trình làm thay đổi sản lượng thực tế trong nền kinh tế theo hướng ngày một cao hơn và như vậy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bao gồm việc tích lũy vốn, tiến bộ công nghệ, các yếu tố xã hội và thể chế. Ơng cho rằng muốn có tăng trưởng thì phải tăng đầu tư thông qua cắt

giảm tiêu dùng. Khi giải thích cơ chế tạo ra tăng trưởng A. Smith ủng hộ tự do cạnh tranh và giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Việc bãi bỏ sự điều tiết của chính phủ sẽ làm tăng thu nhập của tầng lớp chủ tư bản, tăng tỷ lệ tiết kiệm xã hội và góp phầm mở rơng thị trường.

Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo cho rằng tích lũy tư bản trong các ngành cơng nghiệp hiện đại chính là động lực dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Theo Ricardo, tư bản được chia làm hai phần đó là quỹ tiền lương trả cho người lao động và phần cịn lại là mua máy móc, ngun liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên Ricardo cũng phát hiện ra giới hạn nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế là nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar đã lượng hóa mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế. Mơ hình Harrod-Domar cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP được xác định đồng thời bởi tỷ lệ tiết kiệm và hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (gọi hà hệ số ICOR10). Logic kinh tế của mơ hình Harrod-Domar là các nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập của mình để tạo ra tăng trưởng. Tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh.

Nếu như mơ hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trị của vốn đối với tăng trưởng thì mơ hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ cơng nghệ vào phương trình tăng trưởng. Mơ hình Solow đã giải thích được tiết kiệm, sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ ảnh hưởng đến sản lượng quốc gia và tăng trưởng kinh tế theo thời gian. Solow đã xây dựng được mơ hình tăng trưởng tương đối hoàn chỉnh về tăng trưởng kinh tế và nó đã trở thành xuất phát điểm cho nhiều nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế sau này.

Mơ hình tăng trưởng nội sinh đưa ra quan điểm cho rằng lực lượng thúc đẩy tăng trưởng là sự tích lũy kiến thức (ý tưởng mới) của Romer (1990) và vốn con người của Lucas (1988), Mankiw và cộng sự (1992). Cơ chế chủ yếu tạo ra kiến thức trong mơ hình nội sinh đó là kiến thức được tạo ra từ hoạt động kinh tế và hoạt động sản xuất,

10 Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư

còn vốn con người bao gồm các khả năng, kỹ năng, kiến thức.v.v…có được của mỗi cá nhân người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu trường hợp việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)