.4 – Ba cấp độ của sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại doanh nghiệp tư nhân nhựa lâm thăng đến năm 2022 (Trang 30 - 35)

 Cấp độ cơ bản – Sản phẩm cốt lõi: Có khơng ít khách hàng khơng biết sản phẩm đó mang lại lợi ích gì cho họ, vậy nên với cấp độ này, doanh nghiệp cần thể hiện sản phẩm của mình sao cho khách hàng có thể trả lời được câu hỏi: Lợi ích mà sản phẩm mang lại thực sự cho khách hàng là gì?

 Cấp độ 2 – Sản phẩm cụ thể: Với cấp này doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh qua các yếu tố như nhãn hiệu, bao bì, thuộc tính, kiểu dáng và chất lượng.

Lợi ích cơ bản của sản phẩm Bao bì Thuộc tính Kiểu dáng Chất lượng Nhãn hiệu Lắp đặt Giao hàng Bảo hành Chăm sóc khách hàng Sản phẩm hoàn chỉnh Sản phẩm cụ thể Sản phẩm cốt lõi

 Cấp độ 3 – Sản phẩm bổ sung (nâng cao): Cấp độ này được ví như vũ khí cạnh tranh vơ cùng đắc lực nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt và áp dụng một cách kịp thời và phù hợp các yếu tố dịch vụ như lắp đặt, giao hàng, bảo hành hay dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng…. Qua đó giúp khách hàng có thể đánh giá và dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.

Kết lại ứng với mỗi cấp độ, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đưa ra những chính sách sản phẩm sao cho cụ thể, rõ ràng và phù hợp, nhằm thu hút và thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.3.5.2 Chính sách giá

 Đối với người mua: Giá cả là yếu tố khiến khách hàng phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng để đưa đến quyết định lựa chọn sản phẩm, bởi giá cả chính là khoản tiền mà họ cần phải chi trả cho việc sở hữu / quyền sử dụng sản phẩm.

 Đối với doanh nghiệp: Giá cả chính là cơng cụ Marketing – Mix có tác động nhanh nhất trên thị trường, cũng như dễ dàng điều chỉnh một cách linh hoạt và nhanh chóng so với các chiến lược khác. Giá cả cũng là một trong những yếu tố quyết định đến cầu thị trường đối với sản phẩm đó. Chính vì vậy, giá cả khơng chỉ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của cơng ty, mà cịn quyết định đến vị thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu ở mỗi giai đoạn.

1.3.5.3 Chính sách chiêu thị

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì khách hàng càng có nhiều cơ hội để so sánh và lựa chọn cho mình sản phẩm như ý. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách chiêu thị phù hợp với thị trường thông qua các hoạt động như quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại, quan hệ cơng chúng…. nhằm mục đích:

 Đối với khách hàng hiện tại: giúp nhắc nhở khách hàng nhớ đến doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và quay lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

 Đối với khách hàng tiềm năng: giúp họ nhận biết và hiểu hơn về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó thuyết phục họ quyết định mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, chiêu thị cịn giúp thơng tin cho khách hàng biết được những lợi thế sản phẩm và mức độ tin cậy của doanh nghiệp mang lại. Do vậy, chiêu thị cũng chính là một trong những phương pháp giúp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại.

1.3.5.4 Chính sách phân phối

Để tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp không chỉ phải đề ra các chính sách sản phẩm, giá cả hay chiêu thị, mà cịn phải kết hợp các chính sách phân phối sao cho phù hợp nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. Chỉ khi thực hiện các chính sách phân phối doanh nghiệp mới có thể làm cho sản phẩm của mình

ln trong tình trạng sẵn có để đáp ứng nhu cầu của thị trường đúng lúc, đúng nơi. Sau khi doanh nghiệp xác định được các mục tiêu phân phối, doanh nghiệp cần

quyết định các vấn đề cơ bản về phân phối vật chất như:  Xử lý đơn đặt hàng như thế nào?

 Bố trí các kho bãi ở đâu cho phù hợp?

 Lượng hàng tồn kho cần lưu trữ là bao nhiêu?  Vận chuyển hàng hóa ra sao?

 …

Chính sách phân phối là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động Marketing – Mix, vì vậy các doanh nghiệp cũng phải đề xuất ra những chính sách cụ thể, giúp sản phẩm được vận động một cách linh hoạt, giảm chi phí lưu thơng, cũng như tăng cơ hội chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Tóm lại, doanh nghiệp cần phải kết hợp các chính sách giá – sản phẩm – chiêu thị – phân phối trong hoạt động Marketing – Mix một cách nhuần nhuyễn, khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để có thể đề xuất các chính sách phù hợp, các doanh nghiệp không nên bỏ qua bước thăm dò ý kiến khách hàng để nhắm được nhu cầu thị trường một cách chính xác nhất.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Ở chương 1, tác giả trình bày về các khái niệm, mục tiêu, chức năng và vai trò của Marketing, khái niệm về Marketing – Mix và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – Mix.

Đồng thời, tác giả trình bày chi tiết về nội dung chủ yếu của hoạt động Marketing – Mix bao gồm xây dựng mục tiêu, nghiên cứu và phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu và hoạt động Marketing – Mix – 4P (hoạt động sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị).

Từ đây, giúp chúng ta có cái nhìn hiểu rõ hơn các vấn đề có liên quan đến hoạt động Marketing – Mix để có thể kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế của doanh nghiệp. Ở chương 2, tác giả sẽ trình bày một cách chi tiết và đầy đủ nhất về thực trạng của những vấn đề này.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NHỰA LÂM THĂNG

2.1 Tổng quan về thị trường nhựa trên Thế giới và Việt Nam 2.1.1 Ngành nhựa thế giới 2.1.1 Ngành nhựa thế giới

Theo Báo cáo phân tích dữ liệu về sản xuất, nhu cầu và chất thải từ sản phẩm nhựa của thị trường Châu Âu (Plastics Europe Market Research Group and Conversio Market & Strategy GmbH, 2017, pp. 17), năm 2016, Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản xuất nguyên vật liệu nhựa lớn nhất thế giới chiếm 29%, theo sau là thị trường châu Âu chiếm 19% và Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) chiếm 18% (Phụ lục 6 – Hình 1).

Đi đôi với việc sản xuất nguyên liệu nhựa lớn nhất thế giới, Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất toàn cầu và ghi nhận giá trị xuất khẩu 64.035.659 nghìn USD (chiếm 22.6% trong top 7 nước xuất khẩu nhựa lớn nhất thế giới) trong năm 2016, nhằm đảm bảo việc tiêu thụ lớn nguyên vật liệu nhựa cho sản xuất trong nước. Và theo sau Trung Quốc là Đức và Mỹ với giá trị xuất khẩu tương ứng 62.156.512 nghìn USD và 58.447.643 nghìn USD tức chiếm 21.9% và 20.6% trong top 5 nước nhập khẩu lớn nhất thế giới (Export Genius - Market research company, 2017), (Phụ lục 6 – Hình 2).

Đồng thời, Trung Quốc lại là nước nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa lớn nhất thế giới với tổng giá trị nhập khẩu nhựa lên đến 61.006.719 nghìn USD (chiếm 31.2% trong top 5 nước nhập khẩu nhựa lớn nhất thế giới) từ khoảng 150 quốc gia với Hàn Quốc là quốc gia xuất khẩu nhựa lớn nhất cho Trung Quốc tính ở thời điểm này. Tiếp theo là Mỹ, Đức, Mexico và Pháp tương ứng với 25.7%, 20.6%, 11.3% và 11.2% trong top 5 nước nhập khẩu lớn nhất thế giới (Phụ lục 6 – Hình 3).

Theo Báo cáo phân tích dữ liệu về sản xuất, nhu cầu và chất thải từ sản phẩm nhựa của thị trường Châu Âu (Plastics Europe Market Research Group and Conversio Market & Strategy GmbH, 2017), ngành nhựa thế giới tăng trưởng liên tục trong hơn 50 năm từ 1950 – 2015. Sản xuất nhựa toàn cầu năm 2015 là khoảng 322 triệu tấn hạt

nhựa vào năm 2015, tương ứng tăng 3,4% so với năm 2014. Và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm từ năm 1950 đến 2015 là khoảng 8,6% (Phụ lục 6 – Hình 4).

Nhu cầu nguyên liệu nhựa thế giới năm 2015 với sản lượng Polyolefin (PP, LDPE & LLDPE, HDPE) đạt 55% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguyên liệu nhựa toàn cầu, PVC chiếm thứ 2 sau Polyolefin với 16%. Và nhựa tiêu chuẩn (Polyolefin, PVC, PS & EPS, PET) chiếm khoảng 85% tổng nhu cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại doanh nghiệp tư nhân nhựa lâm thăng đến năm 2022 (Trang 30 - 35)