Tiêu chí Tỷ lệ % đánh giá theo các mức độ
1 2 3 4 5
Anh chị nghĩ rằng có cơ hội cho
anh chị thăng tiến trong Trung tâm 10.2% 29.5% 25.0% 28.4% 6.8%
Anh chị được quan tâm đến thăng
tiến trong công việc 14.2% 22.2% 29.5% 24.4% 9.7%
Anh chị được biết rõ các điều kiện
cần thiết để thăng tiến 6.2% 26.7% 25.6% 34.1% 7.4%
Trong đó: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Trung lập, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý
Qua kết quả khảo sát:
35.2% người được hỏi nghĩ rằng có cơ hội thăng tiến cho họ trong Trung tâm trong khi 39.7% không nghĩ như vậy.
34.1% cho rằng họ được quan tâm đến thăng tiến trong công việc trong khi 36.4% không đồng ý như vậy.
41.5% nhận xét họ được biết rõ các điều kiện cần thiết để thăng tiến trong khi 32.9% có ý kiến ngược lại.
Nhìn chung người lao động không đánh giá cao khía cạnh thăng tiến tại Trung tâm. Chỉ hơn 35% người được hỏi nghĩ rằng họ có cơ hội thăng tiến trong Trung tâm, ngược lại gần 40% người được hỏi không nghĩ như vậy. Điều này xuất phát từ điều kiện thăng tiến tại Trung tâm cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác không chỉ dựa vào năng lực và kết quả hồn thành cơng việc mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thâm niên, phẩm chất chính trị, quan hệ với mọi người… Mặt khác, Trung tâm cũng chưa xem thăng tiến như một công cụ để tạo động lực phấn đấu cho nhân viên, do đó việc trao đổi kế hoạch phát triển nghề nghiệp với nhân viên chưa được chú trọng. Chỉ 34% người được hỏi cảm nhận rằng họ được quan tâm đến thăng tiến trong công việc, ngược lại đến 36% không đồng ý như vậy. Chính sách thăng tiến cũng chưa được phổ biến đầy đủ đến mọi người lao động, chỉ 41% được biết rõ các điều kiện cần thiết để thăng tiến. Những hạn chế trong thăng tiến làm giảm ý chí phấn đấu của nhân viên, làm nản lịng những người tài, tạo rào
cản trong việc thu hút và giữ người tài; do đó Trung tâm cần có những cải thiện đối với vấn đề này.
- Về đánh giá kết quả thực hiện công việc: