Lịch sử hình thành KCN,CCN Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)

Khu công nghiệp Mỹ Tho là KCN đầu tiên của tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 782/TTg ngày 20/09/2007 của Chính phủ với diện tích 79,14 ha. Từ đây, Ban quản lý các KCN Tiền Giang cũng được ra đời để điều hành hoạt động của KCN này theo Quyết định số 1070/TTg ngày 12/12/1997 của Chính phủ. Trong thời gian 1998-2001 tình hình đầu tư vào KCN này rất chậm chạp chỉ có 3 doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Ngày 16/10/2001, UBND tỉnh ban hành Quyết định số

45/2001/QĐ-UB về việc Ban hành ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào KCN Mỹ Tho, nên bắt đầu năm 2002 tình hình đầu tư ở Tiền Giang đã có những bước chuyển biến tích cực, thu hút một lượng lớn đáng kể các doanh nghiệp trong và ngồi nước vào hoạt động. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi và có chính sách ngoại giao rất tốt đối với tất cả các nước trên thế giới đã tạo thuận lợi cho tình hình phát triển của KCN chung của tỉnh.

Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư FDI vào KCN cũng như giải quyết việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước. Do đó, ngày 13/12/2002 UBND tỉnh có quyết định thành lập CCN Trung An với diện tích là 17,6 ha. Đây cũng là sự khởi đầu cho việc hình thành KCN và CCN ở Tiền Giang. Hiện tại KCN Mỹ Tho và CCN Trung An đã được lắp đầy diện tích đất thuê.

Đến nay Tiền Giang hiện có thêm 05 KCN như KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Sồi Rạp, KCN Bình Đơng và KCN Dầu Khí và 8 Cụm công nghiệp được phân bổ ở các huyện theo vùng nguyên liệu và lợi thế của huyện. Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, Tiền Giang sẽ có ít nhất 11 KCN tập trung và 30 CCN.

- KCN Mỹ Tho: Có diện tích 79,14 ha, nằm cạnh sông Tiền và đường tỉnh 864,

với chiều dài khoảng 2,4 km thuộc 02 xã: xã Bình Đức - huyện Châu Thành và xã Trung An - TP Mỹ Tho. Nằm cách trung tâm TP Mỹ Tho 3 km về hướng Tây, cách TP HCM 72 km về hướng Tây Nam, cách quốc lộ 1A 4 km về hướng Nam. Hiện tại khu Cơng nghiệp có 27 dự án đang hoạt động, trong đó có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và thu hút trên 8.000 lao động. Tỷ lệ lắp đầy của KCN Mỹ Tho tính đến cuối năm 2011 là 100%.

- KCN Tân Hương: Có diện tích 197,33 ha, nằm ở xã Tân Hương huyện Châu

Thành, cách TP Mỹ Tho 12 km, TP Hồ Chí Minh 50 km, nằm cạnh Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nhựt Thành Tân - TP HCM, với tổng vốn đầu tư: 581,6 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007 Công ty đã triển khai gần xong các hạng mục hạ tầng giai đoạn 1 (138 ha) bao gồm: san nền, đường nội bộ, hệ thống thoát nước, cấp nước, khu xử lý nước và hàng rào KCN. Hiện nay, Cơng ty đang lập hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch chi tiết giai đoạn 2

(59 ha) để triển khai thi công. Tỷ lệ lắp đầy của KCN Tân Hương tính đến hết năm 2011 là 17%.

KCN Tân Hương đã thu hút 6 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 16,3 triệu USD và 85 tỷ đồng, với diện tích đất thuê 13,037ha, các ngành nghề như sản xuất thức ăn thuỷ hải sản, may mặc, chế biến nông sản và sản xuất các loại phụ gia dành cho thức ăn thuỷ sản, gia súc, gia cầm.

- KCN Long Giang: KCN có diện tích 540 ha, nằm ở xã Tân Lập, huyện Tân

Phước. Do công ty TNHH Phát triển Khu công nghiệp Long Giang làm chủ đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư cho KCN là 100 triệu USD (vốn 100% của nhà đầu tư Trung Quốc). Đến nay KCN này đã hoàn tất phần đền bù và đang tiến hành xây dựng hạ tầng KCN.

- KCN tàu thủy Soài Rạp. KCN tàu thuỷ Sồi Rạp có diện tích 285 ha, nằm ở xã Vàm Láng và Gia Thuận của huyện Gị Cơng Đơng, do Cơng ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển Công nghiệp Tàu thủy Tiền Giang (thuộc Tổng công ty Tàu thuỷ Việt Nam) làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 600 tỷ đồng.

- KCN Bình Đơng 223 ha và KCN dầu khí với diện tích 625 ha: Hai KCN đang

trong giai đoạn chờ Chính phủ bổ sung vào quy hoạch KCN chung cả nước.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, Tiền Giang sẽ có ít nhất 30 Cụm cơng nghiệp và 01 tuyến cơng nghiệp với diện tích 1.465 ha ở 9 huyện, thành, thị phù hợp với quy mô đầu tư vừa và nhỏ, gắn liền với vùng nguyên liệu của địa phương. Trong đó, Cái Bè 4 cụm cơng nghiệp với diện tích 95 ha, Cai Lậy 3 cụm công nghiệp và 01 tuyến công nghiệp với diện tích 227 ha, Tân Phước 3 cụm cơng nghiệp với diện tích 158 ha, Tân Phước 3 cụm cơng nghiệp với diện tích 158 ha, Châu Thành 4 cụm cơng nghiệp với diện tích 242 ha, Mỹ Tho 4 cụm cơng nghiệp với diện tích 135 ha, Chợ Gạo 2 cụm cơng nghiệp với diện tích 170 ha, Gị Cơng Tây 4 cụm công nghiệp với diện tích 105 ha, Thị xã Gị Cơng 2 cụm cơng nghiệp với diện tích 43 ha, Gị Cơng Tây 3 cụm cơng nghiệp với diện tích 290 ha.

Hiện tại tỉnh có 02 Cụm cơng nghiệp đã được lấp đầy diện tích đó là CCN Trung An - TP Mỹ Tho và CCN An Thạnh - huyện Cái Bè và có hơn 6 CCN đang

triển khai xây dựng. Đây là cơ hội để cho các nhà đầu tư vào kinh doanh gắn với các làng nghề và vùng nguyên liệu địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)