Quy hoạch KCN,CCN gắn liền liên kết vùng và hạn chế ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN,CCN TIỀN

3.2.4 Quy hoạch KCN,CCN gắn liền liên kết vùng và hạn chế ô nhiễm môi trường

+Về công tác quy hoạch KCN, CCN.

Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và bảo đảm sự thành cơng của KCN. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN vào KCN, CCN Tiền Giang cho thấy yếu tố “Quy hoạch vị trí, địa điểm thành lập KCN, CCN thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của DN là quan trọng nhất”, vì vậy cơng tác quy hoạch phải được tỉnh đặt lên hàng đầu nhằm đảm bảo cho việc thu hút đầu tư của các KCN, CCN trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua. Tiền Giang chỉ mới quan tâm phát triển trong KCN, CCN chứ chưa chú ý phát triển vành đai ngồi hàng rào KCN, CCN. Qua kết quả phân tích trên cho thấy việc quy hoạch các KCN, CCN ở Tiền Giang thiếu đồng bộ, trong thời gian 2005 – 2006 mặc dù KCN Mỹ Tho đã lấp kín nhưng tỉnh chưa có diện tích đất KCN mới cho th, đến tháng 8 năm 2007 KCN Tân Hương mới có diện tích đất cho thuê, hậu quả làm gián đoạn trong việc thu hút đầu tư của tỉnh vào KCN. Do đó việc quy hoạch KCN, CCN cần:

- Quy hoạch KCN, CCN dựa trên cơ sở chọn vị trí thuận lợi cho hoạt động SXKD của DN như KCN, CCN phải gắn liền đường biển, đường sông, hệ thống giao thông thuận lợi,… đặc biệt việc quy hoạch các CCN phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu địa phương.

- Tăng cường nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, CCN, muốn vậy cần phải: * Hoàn chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển KCN, CCN hài hoà, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội như hạ tầng kỹ thuật (đường bộ, đường thuỷ, cảng, sân bay,…), hạ tầng xã hội (khu dân cư, trường học, y tế, văn hoá và thể thao)

và các dịch vụ KCN, CCN tại địa phương cũng như trong Vùng KTTĐPN và ĐBSCL đảm bảo tính kết nối hạ tầng kỹ thuật chung giữa các KCN, CCN trên địa bàn.

* Giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch trong các KCN và CCN về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch ngành nghề theo định hướng phát triển chung của tỉnh. Trong quy hoạch KCN, CCN phải chú trọng tính khả thi hiệu quả hoạt động của KCN, CCN và vấn đề bảo vệ mơi trường. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đối nghịch trong quy hoạch nội bộ từng KCN, CCN.

* Tiến hành rà soát bổ sung quy hoạch đối với các KCN, CCN hiện hữu cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của nền kinh tế. Đối với KCN, CCN cần nghiên cứu lựa chọn phát triển mơ hình KCN thích hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu nhà đầu tư.

* Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN, CCN. Xác định việc quy hoạch xây dựng KCN, CCN đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào KCN, CCN là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án KCN, CCN. Việc kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch KCN và KCX với đô thị, khu dân cư, dịch vụ phục vụ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN.

- Tiếp tục quy hoạch một số KCN, CCN ở những vùng có điều kiện hạ tầng kém, thuộc vùng xa, vùng sâu để Nhà nước đầu tư ngân sách đẩy mạnh phát triển, như: huyện Tân Phước, huyện Gị Cơng Đơng và một số xã vùng sâu huyện Cái Bè (Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc), Cai Lậy (xã Mỹ Phước Tây, Phú Cường) nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nơng thơn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tận dụng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho người lao động địa phương để giảm áp lực nhà ở và các dịch vụ kèm theo ở các đô thị, không tạo chênh lệch quá xa giữa các vùng.

- Kết hợp tác quy hoạch và thu hút đầu tư giữa các KCN, CCN vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Tiền Giang cần phải xây dựng mối quan hệ giữa các KCN, CCN trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL để từ đó có thể vận dụng, phát huy lợi thế của từng KCN, CCN ở mỗi tỉnh. Một số vấn đề cần thiết hợp tác như:

* Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐPN cũng như với các tỉnh ĐBSCL để tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho cả vùng. Phối hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng như xây dựng tuyến đường cao tốc, nâng cấp các quốc lộ 1A, 50 và các tuyến đường thủy của tỉnh.

* Phát triển các tuyến đường giao thông nối liền các KCN, CCN Tiền Giang với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm rút ngắn khoảng cách, giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN, CCN.

* Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư để hạn chế cạnh tranh tự phát mà có thể hỗ trợ nhau, như cung cấp thông tin, kinh nghiệm, giới thiệu lẫn nhau.

* Phối hợp trong ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, trong ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế của từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp.

* Phối hợp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau. Tạo các vùng nguyên liệu cung cấp cho các KCN, CCN và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho nhau, thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm giá thành, tăng cường xuất khẩu.

* Hợp tác trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, khơng nhất định địa phương nào cũng có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, hoặc những khu vực gần kề giữa hai địa phương có thể sử dụng chung một số dịch vụ hạ tầng. Phối hợp trong bảo vệ môi trường hệ thống sông Sông Tiền và Sông Hậu.

* Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật, vì cơng nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm được nghiên cứu phục vụ một KCN, CCN có thể áp dụng cho nhiều KCN, CCN khác, sẽ tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất.

+ Về hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng .

a. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Nhằm nâng cao ý thức các các DN trong KCN, CCN tỉnh cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; tuyên truyền Luật Bảo vệ

nước đô thị và KCN nhằm xác định rõ tầm quan trọng bậc nhất của công tác bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển sản xuất kinh doanh; quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ môi trường và có các biện pháp hữu hiệu phát huy vai trị của cán bộ, cơng nhân trong việc bảo vệ môi trường; làm cho ý thức bảo vệ môi trường dần trở thành thói quen của mọi người, góp phần hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, tiến tới cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường

Qua phỏng vấn các DN trong KCN, CCN thì có một số các DN chưa quan tâm đến cơng tác mơi trường, có hơn 65% các DN cho rằng các cơ quan chức năng chỉ kiểm tra ở mức độ thỉnh thoảng và ít khi. Với tình hình trên tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường của các KCN, CCN Tiền Giang.

- Thứ nhất, Quy định mang tính chất bắt buộc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng

KCN, CCN phải đảm bảo xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN, CCN có nước thải cần phải được xử lý trước khi thải ra sơng ngịi, kênh rạch.

- Thứ hai, Quy định quy chế tiêu chuẩn môi trường cho các DN đầu tư vào

KCN, CCN:

* Quy định các DN phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc

bản cam kết bảo vệ mơi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đầu

tư vào KCN, CCN.

* Quy định bắt buộc các doanh nghiệp trong KCN, CCN phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đi vào hoạt động SXKD.

- Thứ ba, Thu thập và cập nhật các thông tin cơ bản của doanh nghiệp để xây

dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý môi trường.

- Thứ tư, Các cơ quan chức năng của tỉnh mà đặc biệt là Sở Tài Nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường và Ban quản lý các KCN thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các DN gây ơ nhiễm mơi trường. Kiểm sốt chặt chẽ việc vận hành các hệ thống xử lý

nước thải cục bộ của các doanh nghiệp bằng các hình thức kiểm tra định kỳ hay đột xuất tại doanh nghiệp, kiên quyết xử phạt các đơn vị không chấp hành việc xây dựng hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

- Thứ năm, Các KCN, CCN phải bố trí ngành nghề dự án đầu tư phải đúng theo quy hoạch, phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường, tránh trường hợp bố trí khơng đúng phân khu chức năng sẽ làm cho các DN tự gây ô nhiễm lẫn nhau.

- Thứ sáu, Bổ sung nhân sự cho cán bộ thanh tra mơi trường, để có đủ lực lượng

thanh tra kiểm tra mơi trường thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 87)