Tình hình hoạt động đầu tư của các KCN,CCN Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

2.2.2.1 Về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN là yếu tố rất quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào KCN Mỹ Tho và CCN Trung An ở Tiền Giang được thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu”. DN thuê đến đâu thì ngân sách cấp tiền giải tỏa đền bù và xây dựng hạ tầng đến đó.

Kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN, CCN đến cuối năm 2010 được thể hiện như sau:

Bảng 2.1 : Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng KCN, CCN Tiền Giang

Đơn vị tính: tỷ đồng Tên KCN, CCN Tổng mức đầu Tổng vốn thực hiện đến cuối năm 2010 Tỷ lệ % Thực hiện/đầu tƣ

A. Khu công nghiệp 2.957,7 684,9 23,2

1. KCN Mỹ Tho 176,1 100,5 57,1 2. KCN Tân Hương 581,6 365,4 62,8 3. KCN Soài Rạp 600,0 64,0 10,7 4. KCN Long Giang 1.600,0 155,0 9,7 B. Cụm công nghiệp 111,3 90,2 81,0 1. CCN Trung An 25,1 22,2 88,4 2. CCN Tân Mỹ Chánh 57,2 42,6 72,7 3. CCN An Thạnh 29,0 26,4 91,0

Tổng cộng 3.069,0 775,1 25,3

Nguồn: BQL các KCN Tiền Giang, Sở Công nghiệp Tiền Giang

Qua bảng trên cho thấy KCN Mỹ Tho thành lập đến nay đã hơn 12 năm nhưng số vốn thực hiện chỉ đạt được 57,1%. Mặc dù KCN đã cho thuê lấp kín 100% nhưng đến nay vẫn cịn một số hạng mục chưa thi cơng như Khu xử lý nước thải tập trung, bờ kè KCN, điện chiếu sáng KCN, lát đan vĩa hè. Việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ.

2.2.2.2 Về doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp

Doanh thu các doanh nghiệp trong KCN, CCN Tiền Giang không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN, CCN

Đơn vị tính: Triệu USD

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 C.lệch % C.lệch % 1. Tổng doanh thu 114,2 187,4 299,1 73,2 164,1 111,7 159,6 2. Giá trị SX công nghiệp 64,5 119,4 170,7 54,9 185,1 51,3 142,9 - % toàn tỉnh Tiền Giang 37,8 54,3 54,6 16,5 143,7 0,3 100,6

3. Số DN hoạt động xuất khẩu

8 13 13 5 162,5 - -

4. Giá trị SP hàng hóa XK 27,3 97,6 118,0 70,3 357,5 20,4 120,9 - % toàn tỉnh Tiền Giang 16,7 45,6 50,1 28,9 273,1 4,5 109,9

5. D.thu/D.tích thuê (Tr.USD/ha)

6.GTSXCN/ha (Tr.USD/ha)

1,02 1,63 1,89 0,61 159,8 0,26 115,9

7. Xuất khẩu/DT thuê (Tr.USD/ha)

0,43 1,33 1,31 0,90 308,2 -0,02 -

Nguồn: BQL các KCN Tiền Giang, Sở Công nghiệp Tiền Giang

2.3 PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KCN, CCN TỈNH TIỀN GIANG

Thông thường những số liệu thứ cấp được thu nhập từ các sở ban ngành có liên quan thường chưa cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chi tiết về thực trạng hoạt động của các DN trong KCN, CCN. Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN đầu tư vào các KCN, CCN, đánh giá về môi trường đầu tư và hoạt động đầu tư của các DN, tác giả tiến hành cuộc điều tra thực tế các DN hoạt động trong các KCN, CCN Tiền Giang bằng cách phỏng vấn trực tiếp các DN dựa trên bản câu hỏi đã được soạn thảo.

2.3.1 Mô tả đặc điểm của các DN trong các KCN, CCN theo số liệu điều tra

Để tìm hiểu tình hình hoạt động và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các DN vào các KCN, CCN và đánh giá mức độ hài lòng của các DN đã đầu tư vào các KCN, CCN. Tháng 2 năm 2010, tác giả đã tiến hành cuộc điều tra thực tế tất cả 57 DN đang hoạt động trong KCN, CCN nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến đầu tư của các DN vào các KCN, CCN ở Tiền Giang. Nội dung bản câu hỏi là nhằm thu thập các thông tin về đặc điểm, tình hình thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, những thuận lợi khó khăn và hoạt động đầu tư của DN trong các năm qua. Qua điều ra xử lý, thực hiện đánh giá, kết quả đã có 44 DN tham gia trả lời với mẫu phỏng vấn ở các KCN, CCN. Xem bảng 2.3:

Bảng: 2.3: Bảng phỏng vấn ở các DN trong KCN, CCN

Tên KCN, CCN

Số DN gởi bảng câu hỏi Số DN trả lời

Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) CCN An Thạnh 11 19,3 6 13,6 CCN Tân Mỹ Chánh 4 7,0 2 4,5 CCN Trung An 11 19,3 8 18,2 KCN Mỹ Tho 26 46,6 24 54,5 KCN Tân Hương 5 8,8 4 9,1 Tổng 57 100,0 44 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

Từ bảng trên cho thấy rằng KCN, CCN có số DN được phỏng vấn nhiều nhất là KCN Mỹ Tho đạt 54,5% kế đến là CCN Trung An và thấp nhất là CCN Tân Mỹ Chánh. KCN Mỹ Tho đạt tỷ lệ cao là do KCN này thành lập sớm nhất và lấp đầy 100% diện tích, số doanh nghiệp hiện nay hầu như đã hoạt động và đi vào sản xuất kinh doanh. Trong khi đó CCN Tân Mỹ Chánh là nơi có bản câu hỏi trả lời thấp nhất với 2 bảng câu hỏi, hiện CCN này chỉ có 4 dự án đi vào hoạt động.

Theo bảng 2.4 cho thấy nhiều DN được thành lập mới và hoạt động trong KCN, CCN nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 93,1%, loại hình doanh nghiệp khi mới thành lập là Cơng ty TNHH chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,4%, kế đến là DN có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 22,7%, DNTN chiếm 20,5%, Công ty Cổ phần chiếm 22,7% và DNNN chiếm 9,1% so với tổng số DN được phỏng vấn. Qua đó cho thấy khi mới thành lập thì các DN chọn cơng ty TNHH để thành lập.

Bảng 2.4: Cơ cấu loại hình DN vào KCN, CCN

Loại hình

Mới thành lập DN hiện nay

Số DN Tỷ trọng (%) Số DN Tỷ trọng (%) DN Nhà nước 4 9,1 3 6,8 DN tư nhân 9 20,5 7 15,9 Công ty Cổ phần 5 11,4 10 22,7 Công ty TNHH 16 36,4 14 31,8 DN vốn ĐT nước ngoài 10 22,7 10 22,7 Tổng cộng 44 100,0 44 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

Loại hình DN hiện tại có sự thay đổi, trong đó loại hình Cơng ty TNHH chiếm 31,8% (giảm 4,6% so với thời gian thành lập), DN có vốn đầu tư nước ngồi chiếm 22,7%, Công ty cổ phần chiếm 22,7% (tăng 11,3% so với thời gian thành lập), DN TN chiếm 15,9% và DNNN chiếm 6,8% so với tổng số DN vào KCN, CCN. Nguyên nhân có sự thay đổi là do năm 2007 có 1 DNNN cổ phần hố theo chủ trương của

chính phủ, mặt khác loại hình DNTN và Cơng ty TNHH giảm là do các DN này chuyển sang hình thức cty cổ phần nhằm huy động nguồn vốn cổ phần để giảm phụ thuộc vào vốn vay của các tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy các DN trong KCN, CCN có bước đi đúng hướng trong q trình hội nhập kinh kế quốc tế ở nước ta.

2.3.1.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Theo bảng 2.5 cho thấy, nếu chia theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì ngành chế biến lương thực, thực phẩm cao nhất chiếm 22,7%, kế đến là ngành chế biến thuỷ sản chiếm 20,5% các DN này chủ yếu là các DN hoạt động trong KCN Mỹ Tho, ngành may mặc, giày da và hàng gia dụng chiếm 15,9%, ngành thức ăn gia súc, thú y, thuỷ sản chiếm 11,4% và các ngành khác (giấy, gỗ, giặt tẩy, bóng đèn, dây cáp điện chiếm 18,2%. Nhìn chung sự phát triển các ngành nghề cịn thấp và chưa đồng đều. Trong những năm qua các DN ngoài quốc doanh phát triển nhanh nhưng phần lớn tập trung ở lĩnh vực chế biến.

Bảng 2.5: Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực, ngành nghề Số DN Tỷ trọng (%)

Lương thực, thực phẩm 10 22,7

Chế biến thuỷ sản 9 20,5

May mặc, giày da, gia dụng 7 15,9

Thức ăn gia súc, thú y, thuỷ sản 5 11,4

Xây dựng, cơ khí 4 9,1

Nhiên liệu 1 2,3

Khác 8 18,2

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

2.3.1.3 Vốn hoạt động của doanh nghiệp

Qua khảo sát về vốn đăng ký hoạt động của DN cho thấy, nguồn vốn đầu tư vào DN ở mức độ khá cao so với các DN đang hoạt động ngoài KCN của tỉnh, tổng vốn đăng ký hoạt động các DN hiện nay trung bình là 100,1 tỷ đồng (thấp nhất là 4,0 tỷ đồng và cao nhất là 1.214,8 tỷ đồng). Mặc dù các DN có nguồn vốn hoạt động khá cao nhưng vẫn còn thấp so với các DN hoạt động ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ, nên nó vẫn chưa có đủ lực về tài chính để cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong xu thế Việt Nam đang hội nhập vào khu vực mậu dịch ASEAN và WTO. Các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 1,9% trong cơ cấu vốn được phỏng vấn chủ yếu là các DN ở CCN An Thạnh: 06 doanh nghiệp, kế đến là CCN Trung An: 03 DN, KCN Mỹ Tho: 03 DN và CCN Tân Mỹ Chánh: 01 DN. Số DN có vốn đầu tư cao nhất là KCN Mỹ Tho chiếm 84,9% trong cơ cấu vốn của tất cả các KCN, CCN, trong đó có 01 DN có số vốn đầu tư cao nhất là Công ty TNHH VBL Tiền Giang (Công ty TNHH Foster’s cũ): 1.214 tỷ đồng. Số liệu tổng hợp được trình bày ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Quy mô về vốn của các DN

Số vốn hoạt động

Doanh nghiệp Vốn doanh nghiệp

Số DN Tỷ trọng (% ) Vốn hoạt động Tỷ trọng (%) Dưới 10 tỷ 13 29,5 80.800 1,9 Từ 10 đến dưới 25 tỷ 9 20,5 140.300 3,2 Từ 25 đến dưới 50 tỷ 3 6,8 106.800 2,4 Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 13 29,5 916.686 20,8 Từ 100 tỷ trở lên 6 13,7 3.156.038 71,7

Tổng cộng 44 100,0 4.400.624 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

2.3.1.4 Trình độ văn hố và trình độ chuyện mơn của người điều hành DN

Qua khảo sát cho thấy 36 DN (chiếm 81,8%) người điều hành doanh nghiệp là nam và 18,2% là nữ. Độ tuổi trung bình của người điều hành 46 tuổi, người có độ tuổi thấp nhất là 34 và cao nhất là 68 tuổi.

Bảng 2.7 :Trình độ văn hố

Ngƣời điều hành Số DN Tỷ trọng (%)

Cấp 2 2 4,5

Cấp 3 42 95,5

Tổng cộng 44 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Theo số liệu trong bảng 2.7 và bảng 2.8, trình độ văn hóa và trình độ chun mơn của người quản lý DN tại các KCN, CCN ở Tiền Giang khá cao. Đa số người quản lý có trình độ văn hố cấp ba chiếm tỷ lệ 95,5%, cịn trình độ chun mơn đa số người điều hành DN có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 84,2% và trên đại học chiếm 4,5%. Bởi vì các DN đầu tư vào các KCN, CCN phần lớn là các DN có hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nên địi hỏi phải có người có chun mơn cao để quản lý DN tốt nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Những người hành có trình độ văn hố cấp 2 và trình độ chun mơn thấp là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực ở CCN An Thạnh, người quản lý thường là những người tiếp nối công việc của những người đi trước trong hộ gia đình và tiếp tục vận hành cơ sở kinh doanh của mình theo những khn khổ đã hình thành từ trước.

Ngƣời điều hành Số DN Tỷ trọng (%)

Khơng có chun mơn 2 4,5

Sơ cấp kỹ thuật 2 4,5

Trung cấp chuyên nghiệp 1 2,3

Cao đẳng, đại học 37 84,2

Trên đại học 2 4,5

Tổng cộng 44 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

Qua bảng 2.9 cho thấy tuổi đời của DN còn khá trẻ, số năm kinh nghiệm làm quản lý của các người quản lý DN cũng tương đối ít. Số năm làm quản lý trung bình của người quản lý DN tại các KCN, CCN ở Tiền Giang là 6,5 năm, trong đó thấp nhất là 1 năm và người có nhiều năm nhất là 20 năm. Phần lớn người quản lý có từ 1- 5 năm kinh nghiệm, chiếm 52,3% trên số DN có cung cấp thơng tin (bảng 4.7). Rất nhiều DN được thành lập từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000 và sau khi KCN Mỹ Tho có quyết định ưu đãi đầu tư vào KCN (năm 2001) nên phần lớn người quản lý có số năm kinh nghiệm trong khoảng từ 1 đến 5 năm. Số người quản lý có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm chiếm 27,3%. Số người có nhiều năm kinh nghiệm nhỏ dần cùng với số năm kinh nghiệm.

Bảng 2.9: Thời gian làm quản lý của ngƣời quản lý các DN

Thời gian làm quản lý (năm) Số DN Tỷ trọng (%)

Từ 1- 5 năm 23 52,3

Từ 11 – 15 năm 5 11,3

Trên 15 năm 4 9,1

Tổng cộng 44 100,0

Trung bình 6,5

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả

Theo số liệu trong bảng 2.10 có đến 63,6% số người quản lý tham gia các khóa tập huấn từ 1- 5 năm và từ 5 – 10 năm chiếm 20,5%. Đây là một thực trạng đáng ngại đối với công cuộc phát triển DN của tỉnh. Nguyên nhân là do hệ thống đào tạo ngắn hạn của tỉnh tương đối yếu. Mặc dù tỉnh có Trường Đại học Tiền Giang nhưng trường chỉ đào tạo những lớp học chun mơn ít có những lớp bồi dưỡng ngắn hạn như lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng, khai báo thuế còn các lớp ngắn hạn như Quản lý DN, Marketing, ứng dụng tin học trong cơng tác quản lý,… cho đến nay thì hầu như chưa có. Vì vậy, nếu các DN muốn tham gia các lớp này thì phải đến tận TP.HCM, nhưng việc này rất tốn kém và tốn nhiều thời gian của DN. Nguyên nhân khác có thể là người quản lý của các DN đã có trình độ cao và không cần phải tham gia đào tạo thêm hay phạm vi và quy mô hoạt động của DN khơng địi hỏi vấn đề này. Tuy nhiên, các DN cần thay đổi cách suy nghĩ này vì nước ta đã tham gia vào Khu vực Thương mại tự do các nước ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hàng loạt DN nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường của nước ta, làm tăng tính cạnh tranh giữa các DN. Trước tình hình này, chỉ có những DN có đủ tiềm lực về tài chính và quản lý mới có thể trụ lại.

Bảng 2.10: Số lần tham gia về tập huấn quản lý về điều hành DN

Số lần tập huấn Số DN Tỷ trọng (%)

Dưới 5 lần 28 63,6

Từ 10 lần đến dưới 15 lần 4 9,1

Từ 15 lần trở lên 3 6,8

Tổng cộng 44 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

2.3.2. Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ vào KCN, CCN Tiền Giang

2.3.2.1 Chính sách đầu tư vào KCN, CCN

Theo kết quả khảo sát (bảng 2.11), một điều đáng phấn khởi là có 5 DN (chiếm 11,4%) cho rằng các cơ quan mà họ có tiếp xúc làm việc rất hiệu quả và 18 DN nhận định rằng các cơ quan hữu quan thực hiện các chức năng của họ một cách hiệu quả chiếm tỷ trọng 40,8% như thủ tục về thuế, cơ chế một cửa của Ban quản lý các KCN, đấi đai, giấy phép xây dựng,…. Đây là điều mà các cơ quan của tỉnh cần phát huy hơn nữa, bởi vì chỉ có làm việc một cách hiệu quả như vậy thì mới có thể khuyến khích các DN đầu tư phát triển SXKD, nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mặc dù vậy, cũng có đến 20 DN (chiếm tỷ lệ 45,5%) cho rằng các cơ quan này chỉ hoạt động tương đối hiệu quả.

Qua các cuộc trao đổi trực tiếp của tôi, mặc dù cho là tương đối hiệu quả nhưng các DN không đánh giá cao kết quả hoạt động của các cơ quan này mặc dù họ không tỏ thái độ một cách cụ thể. Ngồi ra, vẫn cịn đến 7 DN (chiếm 15,6%) cho rằng các cơ quan hữu quan hoạt động kém hiệu quả trong phạm vi chức năng của mình. Rõ ràng đây là sự khơng hài lịng của các DN đối với các cơ quan có quan hệ trong cơng việc kinh doanh của họ. Nếu tập hợp mức kém hiệu quả và mức tương đối hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh tiền giang , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)