Hệ thống phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung của việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

b. Cơng nghệ sản xuất gạch bêtơng siêu nhẹ xốp

2.4.2.3Hệ thống phân phối sản phẩm

2.4 Phân tích các yếu tố khác ảnh hưởng đển mối quan hệ cung cầu Vật liệu xây khơng

2.4.2.3Hệ thống phân phối sản phẩm

Hệ thống phân phối, kinh doanh ngành vật liệu xây dựng hiện tại được phân bổ rộng khắp và rất nhiều, đồng thời ngày càng phát triển nhanh chĩng. Tuy nhiên, việc kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam cĩ nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống phân phối mặt hàng này lại manh mún, nhỏ lẻ và tương đối lạc hậu mà chưa cĩ được những hệ thống phân phối chuyên nghiệp.

Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, do yêu cầu phát triển đơ thị, hiện số lượng doanh nghiệp kinh doanh ngành vật liệu xây dựng phát triển rất nhanh. Tính đến cuối năm 2008, tổng số cơ sở khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn Thành phố là gần 3.200 cơ sở. Trong số này chủ yếu là kinh doanh vật liệu xây dựng, 7 cơ sở khai thác và 170 cơ sở sản xuất.

Trên thực tế tại Việt Nam, hệ thống đại lý phân phối Vật liệu xây dựng này hoạt động cịn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do vấn đề lựa chọn và ràng buộc trách nhiệm với đại lý, cũng như thù lao và kiểm sốt đối với đại lý cịn nhiều bất cập. Nếu khơng cĩ cơ chế giám sát thích hợp sẽ rất khĩ kiểm sốt việc hình thành giá cả ở giai đoạn từ khi nhà phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng khi cĩ dự tăng đột biến về nhu cầu tiêu dùng.

Cũng chính vì hệ thống phân phối mặt hàng này cịn nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu, trái ngược với năng lực sản xuất, thiếu định hướng phát triển, sự lộn xộn đã dẫn đến cạnh tranh khơng lành mạnh trên thị trường, cùng với thực tế là hàng hố khơng rõ nguồn gốc xuất hiện tràn lan. Mặt khác, việc phải lưu thơng qua quá nhiều cơ sở trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng cịn là nguyên nhân đẩy giá cả vật liệu lên cao. Do vậy, mong muốn đưa những vật mới với các tính năng ưu việt nhưng lại cĩ giá

thành hơi cao hơn các vật liệu cũ như các loại gạch khơng nung gặp rất nhiều khĩ khăn.

Nhiều chuyên gia lĩnh vực xây dựng và thương mại khẳng định, hệ thống phân phối Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất hiện nay chưa phù hợp với thương mại hố tồn cầu. Điều này sẽ trở thành thách thức thực sự khi nước ta đã gia nhập WTO. Lúc này, lĩnh vực phân phối hàng hố nĩi chung, hệ thống phân phối Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất nĩi riêng khơng dễ gì đương đầu lại các tập đồn phân phối chuyên nghiệp của nước ngồi.

Chính bởi vậy, theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng nhất để các Doanh nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Việt Nam cĩ thể cạnh tranh được là phải phát triển được hệ thống phân phối cùng các dịch vụ trong và sau bán hàng chuyên nghiệp đạt hiệu quả. Đã đến lúc đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại chuyên về Vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất để khắc phục những bất cập này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây không nung của việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)