Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam PVC (Trang 99 - 103)

III. Tài sản dài hạn khác 114.087 138.119 24.032 82,60 1,10 1,

b. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

DVKD = Lợi nhuận (đ/đ) Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Hệ số doanh lợi của doanh thu:

DDTT = Lợi nhuận (đ/đ) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh Bảng 2-27

Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2011 so sánh

+/- %

1. Doanh thu thuần Tr đồng 1.421.772 3.599.482 -2.177.710 39,50 2. Lợi nhuận trước

thuế Tr đồng -1.368.598 30.450 -1.399.048 -4.494,57 3. Vốn kinh doanh

bình quân Tr đồng 10.404.082 7.392.461 3.011.621 140,74 4. DVKD đ/đ -0,1315 0,0041 -0,1357 -3.193,55 5. DDTT đ/đ -0,9626 0,0085 -0,9711-11.378,86

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2012 là - 0,1315 đ/đ giảm 0,1357đ/đ, giảm nhiều so với năm 2011. Nghĩa là một đồng vốn kinh doanh năm 2012 bị lỗ 0,01315 đồng lợi nhuận trong năm. Cho thấy công ty làm ăn ngày một kém hiệu quả hơn.

Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần trong năm 2012 là -0,9626 đ/đ giảm 0,9711 đ/đ so với năm 2011 cho thấy cứ 1 đồng doanh thu thuần công ty bị lỗ 0,09626 đồng lợi nhuận. Đây là hai chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của vốn kinh doanh của PVC, và ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị lỗ nặng nề.

Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC

KẾT LUẬN

Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyển ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.

Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Qua hơn hơn 25 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tại Vũng

Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC

Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch I, cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liện sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ…

PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… Bên cạnh đó, PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower.

Trong năm vừa qua tổng công ty đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Trong định hướng phát triển của mình, PVC luôn xác định các yếu tố Con

người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ, thu hút nhân tài luôn được PVC đặc biệt chú trọng. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam, PVC đang tiếp tục tiến hành tuyển chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để bố trí vào những vị trí chủ chốt; xây dựng chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, bình đẳng, cơ chế

Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC

linh hoạt làm động lực phấn đấu vươn lên cho mọi CBCNV. PVC cũng tiếp tục triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực xây lắp dầu khí; đội ngũ công nhân tay nghề cao, chuyên sâu được cấp chứng chỉ quốc tế và đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2011- 2012, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cho thấy công tác quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản lý tài chính kế toán, cân đối dòng tiền và dự báo rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của PVC và các đơn vị còn thiếu. Tiến độ thi công các công trình trọng điểm chậm so với kế hoạch đề ra, thậm chí có dự án đã phải tạm dừng triển khai do vướng mắc trong giải quyết phát sinh. Năng lực kiểm soát thiết kế, năng lực triển khai công tác mua sắm thiết bị của tổng công ty tại các công trình, dự án lớn, đặc biệt là các dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu vẫn còn yếu. Công tác hợp đồng kinh tế chưa đạt yêu cầu về đảm bảo yêu cầu kinh tế và tránh đến mức tối đa các rủi ro trong thực hiện hợp đồng cho tổng công ty. Trong quan hệ hợp đồng với các nhà thầu phụ và các đối tác chưa thực sự chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam PVC (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w