Theo số liệu thống kê,thị trường hàng không tăng hơn 20% trong năm qua ở Việt Nam và đã chở hơn 9 triệu lượt khách trong 9 tháng đầu năm , thị trường hàng không Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu
năm nay, với lượng khách của tổng thị trường trong thời gian này đạt hơn 15 triệu lượt và tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2009.
Số liệu trên được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ngày 12-10 sau khi tính toán sơ bộ. Trong tổng số khách trên, các hãng hàng không Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Công ty bay dịch vụ hàng không (Vasco) chở tổng cộng hơn 11 triệu lượt khách, tăng 24% so với cùng kỳ của năm 2009. VN hiện có 7 hãng hàng không tham gia trên trục nội địa, gồm 3 hãng đang hoạt động - Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vasco; 4 hãng hàng không tư nhân khác được cấp giấy phép là Vietjet Air, Indochina Airlines, Mekong Aviation và Viet Air. Trong đó, Indochina Airlines đã dừng bay sau một năm cất cánh. Vietjet Air dự kiến thực hiện chuyến bay thương mại vào tháng 5 này. Hai hãng khác là Mekong Aviation và Viet Air chưa có động thái nào cho thấy thời điểm bay.
Cũng theo một số nhận định, năm nay thị trường hàng không tăng trưởng tốt hơn so với năm ngoái. Đặc biệt, thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có khả năng tăng cao hơn thị trường vận tải khách.Trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt hơn 200 ngàn tấn, tăng hơn 30% với cùng kỳ năm 2009. Hãng hàng không Luxembourg Cargo Lux chuyên chở hàng dự kiến sẽ tăng tần suất tới TP Hồ Chí Minh từ 2 lên 3 chuyến một tuần.
Tổng giám đốc liên doanh DHL - VNPT tại Việt Nam Tim Baxter cũng khẳng định, thị trường chuyển phát nhanh ở Việt Nam tăng trưởng cao và DHL hiện đang khai thác các chuyến bay thường lệ chở hàng tới Việt Nam vào các ngày trong tuần, trừ thứ bảy và chủ nhật. Hiện, Việt Nam đã thu hút gần một chục hãng hàng không chuyên chở hàng hóa nước ngoài mở đường bay tới Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đó là các hãng Hong Kong Airlines, Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air, China Airlines, FedEx, K-Mile Air,
Cargo Lux. Ngoài ra, nhiều hãng chở khách cũng khai thác hàng hóa kết hợp như Vietnam Airlines, AirAsia...
Về lĩnh vực hàng hóa, tổng thị trường đạt tốc độ tăng trưởng hơn 36% so với cùng kỳ của năm 2009 và đạt 340.000 tấn. Trong đó, các hãng hàng không Việt Nam chở khoảng 135.000 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường hàng không Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn trong các tháng còn lại của năm 2010 so với các tháng đầu năm vì Cục Hàng không đã cấp phép cho nhiều hãng hàng không nước ngoài tăng chuyến bay và mở đường bay mới tới Việt Nam trong quí 4-2010. Các hãng hàng không trong nước cũng đã lên kế hoạch khai thác đường bay mới và tăng tần suất.
Các hãng hàng không nước ngoài đã được Cục Hàng không cấp phép cho mở đường bay tới Việt Nam bao gồm Turkish Airlines (Thổ Nhĩ Kỳ) và LOT (Ba Lan) trong quí 4-2010. Từ tháng 11 tới, Qatar Airways sẽ khai thác đường bay mới đến Hà Nội và tăng chuyến bay tới TPHCM.
Tuy nhiên dịch vụ hàng không cũng còn tồn tại một số hạn chế như tình trạng “lắm khách vắng chủ nhà”, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, thủ tục đăng kí còn rườm rà, chờ đợi khá lâu.
Bên cạnh đó, mặc dù thị trường tăng trưởng tốt nhưng các hãng hàng không Việt Nam cũng chưa có kế hoạch và không có khả năng chiếm ưu thế trên lĩnh vực này. Có chăng chỉ là lợi thế có tính thời điểm của Vietnam Airlines đối với các đường bay trong nước.
Hãng hàng không quốc gia chưa hề khởi động kế hoạch khai thác máy bay chở hàng chuyên dụng. Jetstar Pacific và tới đây là Air Mekong chỉ tập trung vào chở khách. Trãi Thiên là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam được cấp giấy phép tham gia vào lĩnh vực vận tải hàng hóa chuyên dụng này nhưng đến nay, hãng vẫn chỉ là một ẩn số. Nhiều chuyên gia dự đoán, trên thị trường vận tải hàng hóa bằng máy bay, tình trạng “lắm khách, vắng chủ nhà” sẽ vẫn tiếp tục kéo dài trong vài năm tới