Từ khi đất nước mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới giao hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam phát triển khá nhanh và sôi động. Có thể xem xét các khía cạnh liên quan đến dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng như: loại hình doanh nghiệp tham gia kinh doanh, tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh, hình thức hoạt động kinh doanh, nội dung của hoạt động kinh doanh.
Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú. Từ chỗ kinh doanh vận tải giao nhận chủ yếu là các lọai hình doanh nghiệp nhà nước đến nay đã có sự tham gia đầy đủ của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận diễn ra khá sôi động và mạnh mẽ nhất chủ yếu vẫn là lĩnh vực hàng hải. Tính đến cuối năm 2002 cả nước đã có 373 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải được thành lập. Trong số này có 212 doanh nghiệp nhà nước, 118 công ty trách nhiệm hữu hạng, 32 doanh nghiệp cổ phần, 6 công ty tư nhân và 6 công ty liên doanh. Các doanh nghiệp nhà nước có bề dày về kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng hải như: VOSCO-kinh doanh vận tải giao nhận vận tải đường biển, Vietfrancht-công ty vận tải, môi giới thuê tàu, VOSA-công ty cung ứng tàu biển ( làm các dịch vụ tại cảng ), VICOSHIP- công ty container (làm dịch vụ container), VITALCO- làm dịch vụ kiểm đếm… Nổi lên là một doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận đường biển Việt Nam là tổng công ty Hàng Hải VINALINE với hơn 30 thành viên hoạt động trên mọi lĩnh vực hàng hải. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp cổ phần như Gemadept, Safi, Vinatrans… Một số chủ hàng lớn cũng mở cnagr làm đại lí cho các hãng tàu như Vinacoal, Petrolimex. Các doanh nghiệp của địa phương cũng ra đời như Shipchanco của Hải Phòng, Danasco của Đà Nẵng… Các doanh nghiệp do các cơ quan của nhà nước và lực lượng vũ trang quản lí như Masc…Các công ty tư nhân như công ty Đông Á, Oceanway, Kiến Hưng, Sao bắc đẩu, Tân tiền phong… Ngoài ra, mặc dù chưa được luật pháp Việt Nam cho phép nhưng một số doanh nghiệp vận tải giao nhận nước ngoài vẫn tìm mọi cách để hoạt động dưới các hình thức khác nhau. Trong các dịch vụ hàng hải có hai loại dịch vụ nhiều doanh nghiệp tham gia nhất đó là dịch vụ đại lí tàu biển (70 doanh
nghiệp) và đại lí vận tải biển (30 doanh nghiệp). Cùng với số lượng các doanh nghiệp tăng lên qui mô của các doanh nghiệp cũng được mở rộng. Một doanh nghiệp có thể đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như vừa làm dịch vụ vận chuyển vửa làm dịch vụ giao nhận như Vietfracht, Vosco…hay vừa làm dịch vụ giao nhận, vừa làm dịch vụ cung ứng như Vosa. Một số doanh nghiệp còn tham gia lĩnh vực khác như: hàng không, đường sắt, ô tô.. tạo nên nghiêpj vụ kinh doanh tổng hợp trong vận tải giao nhận. Hàng loạt doanh nghiệp vận tải giao nhận ra đời đã tạo nguồn cung cấp dồi dào, đa dạng, phong phú đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng trong vòng lưu chuyển hàng hóa.
+ Xem xét tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh:
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, cảng lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Các doanh nghiệp lớn đều thành lập các chi nhánh của mình tại các cửa khẩu quốc tế từ Bắc vào Nam. Các chi nhánh hoạt động trực thuộc sự quản lí của doanh nghiệp hoặc công ty con có tư cách pháp nhân nhưng kinh doanh độc lập và trực thuộc các tổng công ty. Các chi nhánh chủ yếu cung cấp các dịch vụ phục vụ khách hàng trên địa bàn mình hoạt động hoặc phối hợp với nhau để thực hiện các dịch vụ quá cảnh, chuyển tải theo kế hoạch chung.
Hiện tại, tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ dừng lại trong nước. Cho đến nay chưa có một doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp lớn của Việt Nam có khả năng thành lập chi nhánh của mình ở nước ngoài để khai thác nguồn hàng và cung cấp dịch vụ khách hàng kể cả những nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia…trừ vận tải hàng không như Vietnam Airline và Pacific Airline có đặt văn phòng tại nước ngoài. Vì vậy việc khai thác nguồn hàng hay việc gửi hàng đi và nhận hàng từ nước ngoài về, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thông qua mối quan hệ đại lí tức là thông qua đối tác là các
hãng, các tập đoàn vận tải giao nhận quốc tế để khai thác nghiệp vụ. Mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các hãng vận tải giao nhận nước ngoài được thiết lập bằng các hợp đồng đại lí lẫn nhau hoặc liên kết liên doanh trong hoạt động. Phân chia phạm vi hoạt động từ cảng hay sân bay của Việt Nam vào sâu trong đất liền sẽ do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện và ngược lại ra nước ngoài là do đại lí đối tác thực hiện.
Đối với các hình thức hoạt động kinh doanh, trên thị trường vận tải giao nhận hình thức khá đa dạng. Cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải
+ Doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận, kho bãi + Doanh nghiệp vừa kinh doanh vận tải vừa kinh doanh giao nhận, kho bãi + Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ đơn lẻ như kiểm đếm, cung ứng tàu biển, lao động, môi giới…
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lí + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp
Song nhìn chung trước nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường vận tải giao nhận, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam có xu hướng kinh doanh dưới hình thức tổng hợp các dịch vụ vận tải giao nhận nhằm phục vụ tốt nhu cầu khách hàng đưa ra trên tất cả các lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường bộ… Nhiều thành phần kinh tế hoạt động dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau đã tạo nên một thị trường vận tải giao nhận sống động với nhiều cơ hội nhưng không ít những thách thức đối với doanh nghiệp.
Với những loại hình kể trên, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận với một số nội dung chủ yếu, hay nói cách khác hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trên lĩnh vực vận tải giao nhận cung cấp một số dịch vụ chủ yếu sau:
Kể từ khi đất nước mở cửa , cùng với quá trình “container hóa” trong vận tải đường biển, hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thực sự phát triển mạnh. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu phát triển trên lĩnh vực vận tải giao nhận đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển chiếm ưu thế tuyệt đối hơn cả vì hàng hóa chủ yếu đi bằng đường biển. Tại các cảng hiện nay ngoài các dịch vụ vận tải giao nhận đơn thuần còn các dịch vụ trợ giúp như: lưu kho, bảo quản hàng hoá, tái chế, đóng gói lại, kẻ kí mã hiệu, thương hiệu, thu gom hàng xuất khẩu…Theo tạp chí hàng hải Việt Nam số 10/2003 thí đến hết năm 2002 cả nước đã có tổng diện tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng đã lên tới hơn 10 triệu m2. Tổng chiều dài cầu cảng cả nước đạt 24000m2, năng suất bình quân cầu cảng đạt 3.500 T /m. Các cảng đã đón 54.062 lượt tàu ra vào tương đương với 202.858.000 GT. Những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác hiệu quả các công trình cảng như: nâng cấp và cải tạo phát triển cho các cảng biển trọng điểm Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hóa thông qua cảng biển.
Đến nay nghành hàng hải đã có 126 bến cảng và 266 cầu cảng nên đã đáp ứng kịp thời yêu cầu hàng hóa thông qua cảng biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hóa qua các vùng miền. Theo Visaba Time số 79-80 (tháng 1 và tháng 2/2006) khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng Việt Nam trong 5 năm 2001-2005 là 575.286.000 tấn trong đó hàng container là 10.452.870 TEUs, hàng lỏng là 170.962.000 tấn, hàng khô là 244.481.000 tấn. Riêng 2005 tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Việt Nam đạt 139.161.413 tấn tăng 8,91% so với năm 2004, trong đó hàng khô là 60.584.571 tấn tăng 9,9% so với năm 2004. Đặc biệt trong thời gian gần đây ngành hàng hải thực hiện cải cách theo quyết định số 178/2002/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13/12/2002 thì thời gian làm thủ tục của tàu, hàng khi qua cảng đã được rút ngắn đáng kể, tối đa không quá 60 phút.Các ứng dụng công nghệ thông tin và
thương mại điện tử tỏng hoạt động kinh doanh dịch vụ được ứng dụng mạnh mẽ: thư từ. fax…Những năm qua hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không cũng tăng dấn với tốc độ khá nhanh tại các cửa khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng…là cho vận tải hàng không phát triển nhanh chóng. Những mặt hàng có giá trị cao được vận chuyển bằng máy bay như: máy tính, linh kiện điện tử, hàng điện tử, máy vi tính…Mạng lưới vận chuyển hàng không cũng dần được mở rộng.
+ Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng
Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đường sắt, đường ô tô vì đường sắt và đường ô tô có cơ sở hạ tầng, hệ thống bến bãi tương đối hoàn chỉnh. Hàng hóa vận chuyển nội địa là những mặt hàng thủ công mĩ nghệ, nông sản, hàng rời…nên xe thùng được sử dụng hơn cả. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận nội địa đều có các đội xe để tham gia vận tải nội địa đồng thời để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ các cảng, các sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra sân bay, cảng để bắt đầu hành trình. Ngoài các đội xe tải truyền thống còn có các xe chuyên dụng chở container từ Hải phòng đi các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng đi các tỉnh miền trung, Sài Gòn đi các tỉnh miền Nam bộ.Ngoài ô tô ngành đường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu theo dọc tuyến Bắc Nam tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng, địa phương, các miền trong lưu thông hàng hóa và tích cực tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ chỗ chưa có xe chuyên dụng chở container (sau nghị định 36 của Chính phủ) đến nay xe chuyên dụng của đường sắt đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển container của khách hàng trên toàn chuyến.
Về phân phối hàng hóa, nếu các doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh trong việc vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, hàng theo kế hoạch, hàng siêu trường, siêu trọng thì doanh nghiệp tư nhân , hợp tác xã có thế mạnh trong việc hàng hóa thông thường hàng bách hóa, hàng container,hàng rời… có số lượng nhỏ đặc biệt là thầu việc phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất
đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: hãng xe máy VMEP, hãng nước ngọt Coca cola, Pepsi… hoặc vận chuyển máy móc thiết bị, hàng công trình ra vào các cảng Việt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ thầu phân phối có thời gian từng quí, từng năm và lượng hàng vận tải giao nhận khá ổn định cho nên hiệu quả kinh doanh cao.
+ Dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa:
Phân loại và đóng gói bao bì cho hàng hóa xuất khẩu hiện nay cũng là một trong chuỗi dịch vụ mà các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận triển khai cung cấp cho khách hàng
Đối với hàng phi mậu dịch, hàng hội chợ, triễn lãm hàng có khối lượng nhỏ, nguồn hàng không thường xuyên, hàng của các văn phòng đại diện hay các cơ quan ngoại giao, sứ quán…chủ hàng thường sử dụng “door to door” –từ cửa tới cửa cửa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận. Trường hợp này các nguyên liệu phục vụ đóng gói bao bì được tận dụng tối đa bằng những thứ có sẵn trong nước như: giấy, gỗ, bao ni lon…để giảm chi phí. Ngoài ra tùy theo yêu cầu của đặc điểm hàng hóa, các nguyên liệu cao cấp tại chỗ cũng được đưa vào sử dụng như: bao xốp khí, kệ xốp…để đóng gói những sản phẩm có giá trị cao như hàng công nghệ, hàng điện tử cuả các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đối với hàng mậu dịch có khối lượng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thường sử dụng trọn gói các dịch vụ do doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp, từ việc đóng gói bao bì, kiểm đến…cho đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Một số doanh nghiệp Việt Nam tự đứng ra làm tất cả công việc này nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
+ Dịch vụ gom hàng lẻ:
Trong lĩnh vực vận tải giao nhận, gom hàng là dịch vụ hiện đang rất phát triển ở Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận có thể gom nhiều lô hàng của nhiều chủ, đóng chung trong một
container để gửi đi cho nhiều người nhận ở các địa chỉ khác nhau qua đại lí phân phối hàng của họ ở nơi đến. Người gom hàng ngày nay có thể gom nhiều lô hàng lẻ đi nhiều tuyến khác nhau đóng chung một container từ một quốc gia và còn gom container từ các cảng khác nhau đi các tuyến khác nhau trong khu vực bằng các tàu feeder. Hàng gom được từ các quốc gia trong khu vực được vận chuyển về trung tâm container, tại đó người ta phân tuyến đưa lên tàu mẹ để thực hiện hành trình đến nơi đến. Ở trung tâm nơi đến hàng hóa sẽ được phân loại theo các tuyến phụ để đua hàng tới tay người nhận theo các địa chỉ đã được sắp đặt trước.
Dịch vụ gom hàng lẻ của Việt Nam hiện đang phát triển cả đường biển và đường không nhưng chủ yếu được phát triển mạnh ở đường biển. Mặc dù dịch vụ gom hàng mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây nhưng đến nay được nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận triển khai với một qui trình kha hoàn thiện so với các dịch vụ khác.