Những điểm yếu:

Một phần của tài liệu hoàn thiện dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 31 - 32)

- Các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinh sau đẻ muộn so với nhiều công ty nước ngoài vốn có lịch sử phát triển kinh doanh vận tải từ lâu đời như APL có kinh nghiệm trên 100 năm, Maersk có kinh nghiệm gần 100 năm...

- Tầm phủ của các công ty kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài quốc gia trong khu vực. Trong khi tầm

phủ của các công ty nước ngoài chẳng hạn APL là gần 100 quốc gia, Maersk là 60 quốc gia...

- Phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam chỉ tập trung vào khai thác những mảng nhỏ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, qui mô doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu, đồng vốn và nhân lực ít ỏi, bộ máy doanh nghiệp còn quá đơn giản, tính chuyên sâu chưa có...

- Nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, cả nước chưa có trường nào chuyên đào tạo về logistics. Kiến thức mà nhân viên có được là học từ nước ngoài, một số là từ các trường đại học chuyên ngành trong nước với kiến thức ít ỏi và thiếu cập nhật.

- Hạ tầng thông tin còn yếu kém. Mặc dù các doanh nghiệp đã có ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn còn kém xa so với các công ty nước ngoài.

- Các doanh nghiệp trong ngành hầu hết hoạt động rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh.

2.4 Đánh giá hoạt động của một số loại dịch vụ khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp logistics việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w