Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu trên thế giới trước đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu trên thế giới trước đây:

Tóm lại, đã có rất nhiều nghiên cứu bằng thực nghiệm hay lý thuyết nhằm chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản. Về mặt lý thuyết, tồn tại ba mối quan hệ có thể có giữa tỷ giá hối đối thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản: đồng liên kết tuyến tính, đồng liên kết phi tuyến và khơng tồn tại đồng liên kết. Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các nhân tố vĩ mô cơ bản như các nghiên cứu của Chinn (1991), Meese và Rose (1991), Ma và Kanas (2000)…. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản chỉ tập trung vào mối liên hệ đồng liên kết tuyến tính, vẫn cịn rất ít trường hợp chú ý đến mối quan hệ phi tuyến. Trong khi đó, thực tế khơng có một lý thuyết nào có thể đảm bảo rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối thực và các biến số vĩ mơ phải là tuyến tính. Việc bỏ qua trường hợp phi tuyến có thể dẫn đến kết luận sai lệch rằng không tồn tại đồng liên kết giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô cơ bản.

Mặc dù tồn tại nhiều bất đồng trong nền tảng lý thuyết cũng như phương pháp kinh tế lượng nhưng hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có một đặc điểm chung là phần lớn tập trung vào mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ giá hối đối thực và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Một đặc điểm của mơ hình tuyến tính đó là cho dù sự thay đổi trong giá trị của các biến như thế nào, độ co giãn của các biến số đại diện cho những nhân tố vĩ mô cơ bản so với các biến giải thích là khơng đổi. Tuy nhiên, có một khó khăn phải đối mặt đó là, ngược lại so với những phân tích trong mơ hình tuyến tính, khi mà mẫu hàm đã được xác định, thì mẫu hàm trong mơ hình phi tuyến và tham số của nó lại chưa được xác định chính xác và có thể có nhiều dạng khác nhau. Để giải quyết khó khăn này, thuật toán kỳ vọng xen kẽ có điều kiện ACE được sử dụng cho nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực của đồng Việt Nam và các nhân tố vĩ mô cơ bản. Lợi thế của thuật tốn này chính là khả năng cho thấy một cách chính xác mối quan hệ phi tuyến giữa các biến trong mơ hình và cải

tiến mơ hình phù hợp hơn so với các mơ hình tuyến tính thơng thường (Wang và Murphy, 2004).

Dựa trên lợi thế về sự linh hoạt và khả năng ứng dụng rộng rãi, phương pháp tiếp cận theo hành vi được lựa chọn để tìm kiếm một mơ hình thực nghiệm thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực. Việc lựa chọn các biến đại diện cho các nhân tố vĩ mô cơ bản chủ yếu dựa theo Motiel (1999). Cụ thể, các biến số được lựa chọn bao gồm: tăng trưởng trong năng suất, tỷ lệ mậu dịch, tài sản nước ngồi rịng, độ mở của nền kinh tế và chi tiêu chính phủ. Đây cũng là cơ sở đề tài này được thực hiện cho nền kinh tế Việt Nam, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời cho câu hỏi liệu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến rõ ràng giữa tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam đồng và các nhân tố vĩ mô cơ bản và ẩn chứa nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách kinh tế liên quan đến yếu tố tỷ giá này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 32)