Kết quả ước lượng phương trình dài hạn bằng phương pháp ARDL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1Kết quả ước lượng phương trình dài hạn bằng phương pháp ARDL

4.3 Kết quả hồi quy

4.3.1Kết quả ước lượng phương trình dài hạn bằng phương pháp ARDL

Sau khi kết luận có mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến sau chuyển đổi, tác giả tiếp tục ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa các biến sau chuyển đổi. Quy trình này được tác giả thực hiện trên phần mềm Microfit 4.1

Chiều dài độ trễ mỗi biến không nhất thiết phải như nhau ngoại trừ cho mục đích kiểm định Wald4, ở bước này độ trễ của mỗi biến trong mơ hình ước lượng mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản được lựa chọn cụ thể dựa trên tiêu chuẩn AIC. Pesaran và Shin (1997) và Narayan (2004) đề nghị độ trễ tối đa trong quy trình ARDL cho dữ liệu quý là 4, tổng số phương trình được ước lượng là (p+1)k với p là chiều dài độ trễ tối đa, k là số biến trong phương trình. Như vậy trường hợp bài nghiên cứu này tổng số phương trình được ước lượng là (4+1)6 = 256.

Tác giả lựa chọn độ trể tối ưu cho mỗi biến dựa trên tiêu chuẩn thông tin AIC. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu của mỗi biến được thể hiện qua hình 4.2

Hình 4.2: Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu cho các biến theo tiêu chuẩn AIC

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn theo phương pháp ARDL

Biến phụ thuộc: reer1

Biến Hệ số hồi

quy Sai số chuẩn

Trị thống kê t Mức ý nghĩa tot1 -0.30829 0.87932 -1.0958 0.280 open1 1.2046 0.15064 8.1028 0.000 prod1 1.4993 0.26348 5.3300 0.000 gexp1 0.85100 0.14366 6.8260 0.000 NFA1 0.98467 0.063321 15.5143 0.000 c 0.024637 0.025030 0.98431 0.332

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm Microfit 4.1 (chi tiết ở hình 3.1 phụ lục 3)

Từ kết quả ước lượng trên, tác giả tìm được phương trình đồng liên kết giữa reer1 và các biến số kinh tế vĩ mô sau chuyển đổi như sau:

= + 1.4993 + +

0.98467 (4.3)

Dựa vào phương trình (4.3) có thể thấy các biến chuyển đổi ACE đều có ý nghĩa thống kê và có tác động đồng biến lên reer1 (ngoại trừ hệ số của biến tot1là âm và khơng có ý nghĩa thống kê). Bên cạnh đó, hệ số của biến prod1 là lớn nhất, điều này cho thấy rằng biến prod1 có ảnh hưởng lớn nhất đến reer1

Tương tự nếu tác giả sử dụng biến gốc reer như là biến phụ thuộc thay thế biến chuyển đổi reer1 của mơ hình, kết quả phương trình đồng liên kết đạt được như sau: reer = 0.329tot1 + 0.457open1 + 0.748prod1 + 0.243gexp1 + 0.296NFA1 (4.4)

Trong đó giá trị ghi trong ngoặc trịn là trị thống kê t-statistics và ký hiệu ** thể hiện mức ý nghĩa thống kê 5%

Như vậy trong phương trình (4.4) ngoại trừ biến tỷ lệ mậu dịch, hệ số của các biến chuyển đổi đều có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ cùng chiều với biến gốc của tỷ giá thực hiệu lực reer, hơn nữa hệ số của biến chênh lệch năng suất là 0.748, lớn hơn các hệ số khác, điều này cho thấy chênh lệch trong năng suất của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất đến reer

Tuy nhiên hạn chế của thuật tốn ACE là khơng cho thấy chính xác dạng hàm của các biến nên phương trình (4.3) khơng cho thấy một cách trực tiếp chiều hướng tác động của các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản đến tỷ giá thực hiệu lực

Do đó, bằng cách chúng ta quan sát kết hợp với các biểu đồ phân tán giữa các biến gốc và các biến chuyển đổi tương ứng và phương trình (4.4) để có được kết luận về ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô đến tỷ giá hối đoái thực như sau:

o NFA, gexp có chiều hướng tác động nghịch biến lên reer

o open có xu hướng tác động cùng chiều đến reer.

o prod có xu hướng tác động nghịch biến lên reer ở phạm vi giá trị thấp và có

tác động đồng biến lên reer ở phạm vi giá trị cao.

o Riêng biến tot, biểu đồ phân tán của biến gốc và biến chuyển đổi khá bất thường, tác động của biến này đến reer là rất phức tạp và chiều hướng tác động dường như thay đổi qua thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 62 - 65)