Chi tiêu Chính phủ (GEXP)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3.4Chi tiêu Chính phủ (GEXP)

3.3 Xây dựng biến:

3.3.4Chi tiêu Chính phủ (GEXP)

Mối quan hệ giữa chi tiêu Chính phủ và tỷ giá hối đối thực đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm, như các nghiên cứu của Frenkel và Mussa, 1988; Froot và Rogoff, 1995; Obstfeld và Rogoff, 1996; Fischer, 2004; Kim và Korhonen, 2005. Tác động của chi tiêu Chính phủ đến tỷ giá hối đối thực cũng thơng qua hai hiệu ứng: hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế.

tăng lên, làm nội tệ tăng giá. Như vậy một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng, đồng nội tệ đang bị đánh giá cao.

Mặt khác, theo hiệu ứng thu nhập, một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ phải được sự tài trợ bởi mức thuế cao hơn, do đó làm giảm thu nhập khả dụng, làm nhu cầu đối với hàng hóa phi mậu dịch giảm theo, dẫn đến đồng nội tệ giảm giá, điều này làm giảm tỷ giá hối đoái thực.

Hơn nữa, ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến tỷ giá hối đối thực theo thời gian cũng khác nhau. Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ cao dự kiến là sẽ khơng ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá hối đoái thực, tuy nhiên chi tiêu chính phủ cao kéo dài rất có thể sẽ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền, vì điều này có thể được theo sau bởi các loại thuế ở mức cao dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế và tỷ giá hối đối thực. Do đó chi tiêu chính phủ cao trong một thời gian dài có thể gây ra sự giảm giá đồng nội tệ.

Biến này được tính tốn bằng tỷ lệ tương đối của chi tiêu chính phủ trên GDP danh nghĩa bằng cách sử dụng công thức sau:

GEXPt = (

)/ ∏

(3.15)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố vĩ mô cơ bản nền kinh tế việt nam (Trang 45 - 46)