CHƯƠNG III: BĂNG THỬ ĐỘNG CƠ 1 XYLANH AVL
3.3. Động cơ thí nghiệm AVL
Động cơ thí nghiệm AVL 5402 là một loại động cơ diesl, sử dụng hệ thống nhiên liệu Common Rail, động cơ này phục vụ rất tốt cho quá trình nghiên cứu và thí nghiệm về động cơ diesel tại phong thí nghiệm. Cho phép ta nghiên cứu về nhiều mặt khác nhau từ đó có những thông số tối ưu về khí thải, về tiêu hao nhiên liệu, độ ồn, độ rung.
Dưới đây là các thông số của động cơ.
• Kiểu động cơ: diesel 4 kỳ, không ăng áp
• Số xylanh: 01
• Đường kính xylanh: 85 mm • Hanh trình piston: 90 mm • Dung tích công tác: 510,7 cm3 • Tỉ số nén: 17,1:1 • Công suất định mức: 8 kW • Tốc độ định mức: 4200vòng/phút • Tốc độ tối đa: 4500v/phút
• Hai trục cam trên đỉnh dẫn động: 4 xupap (2 nạp, 2 thải)
• Góc mơ sớm supap nạp: α1 = 80TK
• Góc đóng muộn supap nạp: α2 = 460TK
• Góc mở sớm supap thải: β1 = 520TK
• Góc đóng muộn supap thải: β2 = 180TK
• Sử dụng hệ thống nhiên liệu tích áp common Rail.
Hệ thống điều khiển động cơ: ECU EDC15-C6-3.50 cùng bộ thu nhận dữ liệu ETK7 của hãng BOSCH. Có thể thay đổi góc phun sớm, thay đổi lượng nhiên liệu chu trình, thay đổi được áp suất nhiên liệu, và có khả năng phun nhiều lần (phun mồi, phun chính, phun sau).
Dưới đây là một số hình ảnh về động cơ AVL5402 được chụp từ phòng thí nghiệm động cơ đốt trong.
Hình 3.1: Động cơ disel một xylanh AVL5402. 3.4. Phanh điện DYNO AMK Cụm phanh điện thực chất là dạng máy phát điện, trong đó từ trường
tương hổ giữa Roto và Stato tạo ra mômen cản với Roto va Stato được điều chỉnh để tăng hoặc giảm mômen cản trên trục dẫn động từ động cơ. Cường độ từ trường có thể thay đổi gần như tức thời, do vậy mô men cản trên trục động cơ cũng thay đổi tương ứng rất nhanh. Khả năng thay đổi mômen phanh thích hợp cho việc điều khiển tự động 39
ở các chế độ thử của động cơ. Cụm phanh có chức năng làm việc ở chế độ máy phát (phanh đối với động cơ) và chế độ động cơ (kéo động cơ quay). Ngoài ra công suất động cơ được hấp thụ và biến đổi thành năng lượng điện trong thiết bị (phanh). Dòng điện này qua thiết bị biến đổi tần số và được hòa vào lưới điện.
Hình 3.2: Dyno và trục nối với động cơ.