CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL 2.1 Khái quát về Biodiesel
2.3.2. Các nguồn nguyên liệu sản xuất Biodiesl trong nước
Việt Nam đã quan tâm đến Diesel sinh học (Biodiesel) cách đây 20 năm. Và Đề án phát triển ngành Nhiên liệu sinh học (NLSH) đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/11/2007. Về tiềm năng có nhiều nguồn nguyên liệu sản xuất Biodessel như:
Dầu mỡ thải đã qua sử dụng: Gồm các phế phẩm dầu mỡ đi từ các nhà máy chế
biến dầu mỡ, dầu mỡ đã qua sử dụng, được thu hồi sau quá trình rán, nấu từ các cơ sở chế biến thức ăn.
Vi tảo: Giải pháp duy nhất có thể giải quyết vấn đề diện tích đất trồng vì nó có
chu kỳ phát triển rất ngắn, sống được ở khắp nơi có ánh nắng mặt trời, nước và CO2. Đối với Việt Nam, điều kiện lãnh thổ có chiều dài bờ biển hơn 3.600 km, việc thử nghiệm công nghệ ép tảo tạo ra dầu sinh học đã mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc sản xuất dầu sinh học, đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta. Ngoài việc dùng vi tảo để sản xuất nhiên liệu, có thể dùng bụi tảo khô để đốt trong các động cơ diesel thay thế cho than bụi. Đặc biệt, tảo có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có đủ ánh sáng, kể cả vùng hoang hoá, nước mặn, nước thải, lại có khả năng làm sạch môi trường nước thải.
Cây Jatropha: Có nguồn gốc từ Trung Mỹ, di thực sang châu Phi, Ấn Độ và
Nam Mỹ, cây chịu hạn, trồng ở đất khô cằn, có nhiều loại. Nước ta có thể tận dụng 9 triệu ha đất hoang hóa, dọc ven các đường quốc lộ, trồng cây Jatropha để lấy dầu. Tuy nhiên, trên thực tế theo kết quả thống kê về năng suất sản xuất hạt cây cọc rào do Bộ NN&PTNT công bố năm 2011 thì Chương trình canh tác cây cọ rào hầu như thất bại do chưa thuần chủng được giống và một số nhận định sai lầm trong kỹ thuật canh tác.