Tình hình trồng Jatropha.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NHIÊN LIỆU BIODIESEL(B5) TRONG hệ THỐNG COMMON RAIL (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL 2.1 Khái quát về Biodiesel

2.4.3. Tình hình trồng Jatropha.

Ở Việt Nam hiên nay đã có nghiên cứu của tiến sĩ Thái Xuân Du, Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt Jatropha (tỷ lệ dầu tới 35 - 40%), đã có thể mở ra một hướng đầu tư mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay một số doanh nghiệp ở nước ta đang quan tâm vào lĩnh vực này, Công ty TNHH Năng lượng Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) triển khai Dự án trồng khoảng 500 ha cây dầu cọc rào trên địa bàn tỉnh Bình Định và đã được UBND tỉnh chấp thuận triển khai dự án.

Lộ trình phát triển cây Jatropha ở Việt Nam:

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang mong muốn đầu tư lớn để phát triển Jatropha và sản xuất diesel sinh học ở nước ta, Nhà nước cần khuyến khích, nhưng nói chung nên chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 2007-2010: Trồng khảo nghiệm trên quy mô cần thiết ở các tỉnh

có điều kiện, kết hợp nghiên cứu khoa học toàn diện về cây này, đồng thời rút kinh nghiệm của các nước đã trồng trên diện tích rộng, nhất là nước có điều kiện tương tự như nước ta( Trung Quốc, Thailan, Mianma…) để đánh giá toàn diện về cây này, từ đó rút ra kinh nghiệm để đề ra mục tiêu giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Sau 2010, sẽ dựa vào tổng kết kinh nghiệm giai đoạn 1 để đề xuất

chủ trương, chính sách phát triển. Nếu khẳng định được hiệu quả thì sẽ phát triển lớn. Trong điều kiện nước ta, nên phát triển Jatropha theo hai hướng, một là sản xuất theo 33

hướng sinh thái, chủ yếu để bảo vệ môi trường như trồng ở vùng sa mạc hóa, vùng rừng phòng hộ đầu nguồn, đất bãi thải khoáng sản để phục hồi sinh thái và trồng làm đường băng cản lửa để bảo vệ rừng và trồng làm dải cây xanh ven đường bộ, đường xe lửa, do dân trồng, dân hưởng lợi, hai là sản xuất hàng hóa lớn chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế, cũng phải dựa vào dân trồng, còn các doanh nghiệp (trong nước và ngoài nước) đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến dầu và các sản phẩm khác thông qua hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và hộ nông dân để xây dựng ngành kỹ nghệ diesel sinh học hiện đại, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra hiệu ứng tổng hợp về kinh tế xã hội và môi trường với chuỗi giá trị mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và chấn hưng nền kinh tế miền núi.

Tiềm năng phát triển Jatropha và nhiên liệu sinh học của Việt Nam:

Cây Jatropha là một cây trồng rất dễ tính, có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở hầu hết các nước nhiệt đới, á nhiệt đới trong phạm vi vĩ độ 280N - 300S, ở độ cao từ 7 - 1600m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân năm từ 11 - 280C, lượng mưa/năm từ 520 - 2000mm, chịu được đất sỏi sạn, đất nghèo kiệt, độ dốc tới 30 - 400, chịu hạn, chịu đất xấu, không cháy, không bị gia súc ăn, rất ít sâu bệnh. Như vậy, ở Việt Nam cây Jatropha có thể trồng được ở mọi nơi của vùng đồi núi, vùng đất cằn cỗi, trừ vùng đất ngập nước, gồm:

• Các vùng miền núi phía bắc.

• Các vùng miền núi miền trung.

• Các vùng đất cát ven biển dọc miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận.

Xét khả năng phát triển của cây Jatropha để sản xuất nhiên liệu sinh học tại nước ta, về tầm nhìn dài hạn, có thể xem xét hai loại căn cứ sau đây: Thị trường tiêu thụ diesel sinh học Dự báo khả năng tiêu thụ diesel sinh học trong tương lai là không đáng lo ngại vì nguồn cung cấp diesel truyền thống sẽ cạn kiệt dần mà diesel sinh học có đủ khả năng thay thế một phần đáng kể đối với diesel truyền thống với giá cạnh tranh, nghĩa là thị trường toàn cầu về diesel sinh học vừa có nhu cầu to lớn, vừa có thể được chấp nhận về giá. Từ đó có thể khẳng định trồng cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học có thị trường bền vững.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của NHIÊN LIỆU BIODIESEL(B5) TRONG hệ THỐNG COMMON RAIL (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w