Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại công ty TNHH thiết kế renesas việt nam đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại Công ty TNHH

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Từ các phân tích ở Chương 2, ta thấy yếu tố con người đóng vai trị quan trọng trong hoạt động tạo ra chất lượng sản phẩm thiết kế nhưng chưa được tăng cường đạo tạo kỹ thuật chuyên sâu, huấn luyện những kiến thức liên quan để nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng xuyên suốt trong tồn bộ quy trình. Dưới đây là nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hạn chế các sai lỗi phát sinh và chi phí sửa lỗi bằng cách tăng cường các khóa huấn luyện từ bên trong và bên ngoài, đồng thời huấn luyện các biện pháp khắc phục sai lỗi khắp công ty.

3.2.1.1. Tăng cường các khóa huấn luyện bên trong và bên ngồi

Thiết kế vi mạch bán dẫn địi hỏi một quy trình xun suốt, nhiều giai đoạn và một khối lượng kiến thức khổng lồ. Mặc dù mỗi kỹ sư thiết kế đảm nhiệm một khâu nhất định trong quy trình cụ thể là có thể tiến hành cơng việc, kết nối các dữ liệu. Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của các kỹ sư cho từng giai đoạn thiết kế được phát triển theo chiều sâu. Vì vậy, việc trang bị kiến thức mở rộng là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao năng lực thiết kế nhằm giảm thiểu các sai lỗi chuyển giao do sự thiếu hụt những hiểu biết liên quan.

Các khóa huấn luyện từ bên trong:

Từ mục tiêu chất lượng cấp Công ty, các bộ phận sẽ xây dựng các mục tiêu cho bộ phận mình và đưa vào kế hoạch thực hiện hàng tháng, hàng quý. Từ đó, chỉ đạo và triển khai cụ thể nhiệm vụ của từng nhóm chức năng. Mỗi nhóm chức năng cần thảo luận với nhau để đưa nội dung vào kịch bản huấn luyện.

Quá trình triển khai thực hiện nội dung huấn luyện phải tuân thủ theo chu trình Deming với các bước sau đây:

P (Plan): Lập kế hoạch và phương hướng đạt mục tiêu, bao gồm:

Xây dựng kế hoạch huấn luyện: xác định các nội dung trong mỗi khóa huấn luyện và nguồn lực cần thiết để tiến hành như phòng họp và sức chứa, số lượng người huấn luyện và được huấn luyện, máy móc thiết bị cho mỗi khóa huấn luyện như máy chiếu, máy chạy mô phỏng, v.v…

Xây dựng các điểm kiểm sốt: xác định chi phí thực hiện, thời gian thực hiện, tần số thực hiện, bài kiểm tra sau mỗi khóa huấn luyện, thang điểm, ý kiến phản hồi sau mỗi khóa đào tạo, v.v…

D (Do): Thực hiện theo kế hoạch lập ra

Thực hiện chương trình huấn luyện theo kế hoạch: giúp các học viên mở rộng kiến thức chuyên môn, hiểu được hoạt động thiết kế ở các giai đoạn khác nhau, nâng cao nhận thức và giảm thiểu sai lỗi và tần số phản hồi từ giai đoạn sau về giai đoạn trước.

Thực hành kiến thức tiếp thu được qua các chương trình mơ phỏng chuẩn bị trước cho học viên sẽ giúp học viên tiếp thu nhanh hơn và toàn diện hơn.

Thực hiện kiểm tra kết quả và điều chỉnh sau mỗi khóa học.

C (Check): Kiểm tra kết quả thực hiện

Thực hiện kiểm tra kết quả huấn luyện: sau mỗi khóa học, mỗi học viên sẽ có một bài kiểm tra ngắn về những gì đã tiếp thu. Mỗi câu hỏi đánh giá sẽ giúp học viên hiểu được ý nghĩa thực tiễn và cách vận dụng các kiến thức trong thực tế.

Ngồi ra, một phiếu đóng góp ý kiến sẽ được phát ra để nhận ý kiến phản hồi từ phía học viên nhằm điều chỉnh những sai sót nếu có và hồn thiện hơn khóa huấn luyện lần sau.

A (Action): Hành động khắc phục sai sót, nâng cao chất lượng khóa đào

tạo

Xem xét thơng tin phản hồi từ phiếu thu thập thông tin, sàn lọc và sẵn sàng tiếp thu những đóng góp tích cực nhằm hồn thiện chương trình huấn luyện.

Điều chỉnh bổ sung hoặc chiết giảm những nội dung cần thiết phù hợp cho từng nhóm học viên theo năm kinh nghiệm.

Các khóa huấn luyện từ bên ngồi:

Hiện nay, với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và yêu cầu tính năng tích hợp trong mỗi sản phẩm chip SOC ngày càng nhiều nên việc các hãng tự phát triển sản phẩm của riêng mình là điều khơng thể vì sẽ khơng thể đảm bảo thời gian từ lúc phát triển sản phẩm đến lúc đưa ra thị trường (Time to market). Chính vì vậy, các doanh nghiệp có khuynh hướng mua bản quyền các IP vượt trội của các hãng thứ ba như bộ vi xử lý ARM (Acorn RISC Machine) của Anh. ARM cho phép các công ty đối tác tiếp tục phát triển chip nền ARM và chỉ thu phí bản quyền và tiền sở hữu trí tuệ khi các đối tác đó kiếm được lợi nhuận. Rất nhiều cơng ty thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm chip bán dẫn SOC tích hợp bộ vi xử lý ARM có thể kể đến như Apple, Samsung và Renesas cũng không ngoại lệ. Việc mua bản quyền trí tuệ của hãng thứ ba mặc dù có phần thuận lợi trong việc tích hợp nhanh chóng vì bản thân thiết kế đã được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi bán ra nhưng nội dung mã nguồn ln bị mã hóa. Chính vì vậy, các kỹ sư thiết kế của Renesas không thể hiểu và nắm bắt được hoàn toàn cấu trúc thiết kế chi tiết bên trong và cần phải có sự hỗ trợ từ phía cơng ty bán hàng.

Vì vậy, cơng ty cần có kế hoạch làm việc với cơng ty đối tác để triển khai các khóa huấn luyện từ phía cơng ty bán sản phẩm như ARM để bổ sung các kiến thức chun mơn cho các kỹ sư. Q trình triển khai thực hiện nội dung huấn luyện cũng phải tuân thủ theo chu trình Deming với các bước PDCA như sau:

P (Plan): Lập kế hoạch và phương hướng đạt mục tiêu với hãng thứ ba.

D (Do): Thực hiện theo kế hoạch lập ra với hãng thứ ba.

C (Check): Kiểm tra kết quả thực hiện với hãng thứ ba.

A (Action): Hành động khắc phục sai sót, nâng cao chất lượng khóa đào

3.2.1.2. Huấn luyện các biện pháp khắc phục sai lỗi khắp công ty

Mắc sai lầm là việc bất kỳ các kỹ sư nào cũng không mong đợi. Và khi mắc phải sai lầm thì đa số khơng ai muốn cho người khác biết vì xấu hổ. Tuy nhiên, trong thế giới thiết kế vi mạch điện tử thì việc mắc phải sai lầm là điều khó tránh khỏi nhưng quan trọng hơn hết là một khi sai lầm được phát hiện và phân tích làm rõ thì phải có phương pháp ngăn chặn sự tái diễn của những sai lầm tương tự.

Chính vì vậy, các bộ phận, các nhóm làm việc cần phải có kế hoạch chia sẻ những thơng tin sai lỗi và thực hiện ưu tiên trong từng tháng, từng quý để kịp thời phổ biến và chia sẻ thơng tin cho các nhóm khác, các bộ phận khác.

Các nhóm cần chuẩn bị thơng tin chu đáo như phân loại sai lỗi, mô tả hiện tượng, lịch sử phát hiện sai lỗi, cách thức và giai đoạn phát hiện sai lỗi, ai phát hiện sai lỗi (khách hàng hay người kiểm tra từ nhóm khác), mức độ ảnh hưởng của sai lỗi, chi phí sai lỗi, phân tích nguyên nhân gây sai lỗi theo phương pháp “5 tại sao” và đề ra phương hướng khắc phục sai lỗi, ngăn chặn sự lặp lại của sai lỗi.

Sau đó, thơng tin sai lỗi cần được lưu trữ và chia sẻ dễ dàng. Hệ thống lưu trữ thông tin là nền tảng của hệ thống quản lý chất lượng nhằm tạo ra sự nhất quán trong việc lưu trữ và chia sẻ thơng tin giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng thơng qua công cụ phần mềm và sự thân thiện với giao diện người sử dụng.

Ban lãnh đạo công ty cần triển khai các hệ thống lưu trữ và quản lý thông tin hiệu quả như hệ thống quản lý mã nguồn phân tán GIT hay mơ hình quản lý mã nguồn tập trung CVS (Concurrent Versions System) và SVN (SubVersioN), là hai phiên bản được sử dụng phổ biến hiện nay. Các hệ thống này cho phép các lập trình viên theo dõi sự thay đổi đang thực hiện và biết ai đang phát triển nhánh nào của mã nguồn, giúp kiểm soát tốt hơn các sai lỗi khi việc dùng lại các phiên bản mã nguồn vào các dự án khác nhau.

Mặt khác, triển khai ứng dụng các hệ thống quản lý sai lỗi hiệu quả như Redmine. Redmine không chỉ cho phép quản lý dự án hiệu quả mà còn cho phép quản lý các sai lỗi dễ dàng thông qua cách tạo các phiếu (ticket) quản lý sai lỗi với các thuộc tính chuẩn bị trước phù hợp với các giai đoạn của dự án, giúp theo dõi, cập nhật, kiểm tra kết hợp với hệ thống thư điện tử cho phép chia sẻ thông minh và thơng báo đến người có liên quan đến sai lỗi khi cần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại công ty TNHH thiết kế renesas việt nam đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 70)