.4 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0114

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp (Trang 36)

(Nguồn tự tổng hợp)

Đối với sinh viên ngành KTHTCN, (Biểu đồ 3.4) có thể nhận thấy rằng kết quả học tập của lớp KTHTCN khóa 2014 có tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc tăng đáng kể. Tuy nhiên tình hình sinh viên trung bình, trung bình yếu và kém khơng được cải thiện cịn có xu hướng gia tăng cụ thể chiếm hơn 30% trên tổng số sinh viên. Đều này cho thấy rằng, phương pháp học tập, giảng dạy và phương pháp đánh giá năng lực sinh viên chưa hoàn thiện, chưa có định hướng cụ thể. Dẫn đến thực trạng sinh viên xếp loại trung bình, trung bình yếu và kém chưa được khắc phục, định hướng chất lượng chưa được cải thiện hiệu quả.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.5 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0115 (Nguồn tự tổng hợp)

Qua biểu đồ 3.5 cho thấy thực trạng năng lực sinh viên lớp KTHTCN khóa 2015 được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên xếp loại khá trở lên chiếm đến hơn 79%, sinh viên xếp loại trung bình giảm hơn 23%, trung bình yếu giảm 36% và kém giảm 7.5%. Với thực trạng trên cho thấy định hướng giáo dục của Khoa đã được khắc phục và dần hồn thiện hơn.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.6 Thể hiện kết quả học tập tồn khóa của lớp HTCN0116(Nguồn tự tổng hợp) (Nguồn tự tổng hợp)

Qua biểu đồ 3.6 cho thấy rằng, tỷ lệ năng lực sinh viên xếp loại khá, giỏi, xuất sắc tăng cao cụ thể đến năm 4 tỷ lệ sinh viên xếp loại khá trở lên chiếm đến hơn 77%. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên xếp loại kém khơng được cải thiện nhiều mà cịn có xu hướng tăng ở năm 4.

Nhìn chung, có thể thấy rằng năng lực chun mơn của sinh viên chưa được cải thiện hiệu quả qua bốn năm học. Mặt dù sinh viên xếp loại khá trở lên ở năm 4 đều trên 70% nhưng sinh viên xếp loại kém và trung bình yếu lại chiếm từ 2.43% - 17.65%. Nguyên nhân chính là do quy chế đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá chưa thực sự có hiệu quả, CTĐT chưa hồn thiện một cách tốt nhất ngồi ra cịn do một số nguyên nhân như chương trình giảng dạy chưa tối ưu, năng lực đội ngũ giảng viên chưa thực sự đạt chất lượng, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện (do trường mới thành lập vào năm 2013),..

Ở mặt khác, từ ngày thành lập đến nay, Khoa đã giảng dạy trên 8 khóa với 3 chuyên ngành chính là Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp,

Chương 3: Phân tích thực trạng

xét tốt nghiệp. Theo thống kê của hệ thống đào tạo Khoa Quản lý công nghiệp cho đến tháng 3 năm 2021, Khoa đã hoàn thành việc xét tốt nghiệp cho 300 sinh viên. Trong đó ngành KTHTCN chiếm 143 sinh viên với số lượng sinh viên xếp loại giỏi là 12 sinh viên chiếm 8.4% và tỷ lệ xếp loại khá là 66 sinh viên chiếm 68.04% . (Nhằm đảm bảo tính thống nhất về số liệu đánh giá, đề tài chỉ tập trung phân tích năng lực sinh viên các khóa: khóa II, khóa III, khóa IV) [Phục lục 2].

Đối với sinh viên ngành QLCN tỷ lệ tốt nghiệp trung bình đạt 68.86% [Phụ lục 5]. Trong đó số lượng sinh viên xếp loại khá chiếm đến 76.43%, xếp loại trung bình chiếm tỷ số thấp 10.83% và có tỷ lệ xếp loại giỏi đến 20 sinh viên, chiếm 12.74% [Phụ lục 2]. Tuy nhiên sinh viên có việc làm và đúng chun mơn chỉ chiếm 40,67% theo số liệu thống kê từ Phịng cơng tác Chính trị và Quản lý sinh viên. Qua đó ta có thể thấy năng lực sinh viên hiện khơng đáp ứng được hồn tồn nhu cầu của doanh nghiệp, kết quả đánh giá năng lực sinh viên chưa thật sự hiệu quả và xác đáng. Bên cạnh đó tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên ngành QLCN có sự chênh lệch khá cao và có vẻ vượt trội hơn so với ngành KTHTCN. Ngun nhân có thể kể đến là do chương trình đào tạo, định hướng đào tạo của hai ngành khác nhau, đặt biệt có thể kể đến là do chất lượng đầu vào của ngành QLCN cao hơn so với

Biểu đồ 3.7 Thể hiện tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của sinh viên ngành

KTHTCN trong 3 khóa 2014,2015,2016.

Biểu đồ 3.8 Thể hiện tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp của sinh viên ngành

QLCN trong 3 khóa 2014,2015,2016.

Chương 3: Phân tích thực trạng

ngành KTHTCN, cụ thể điểm chuẩn đầu vào chênh lệch từ 0.5 đến 4.5 điểm [Phụ lục 3].

Bảng 3.2 Điểm chuẩn đầu vào của Khoa Quản lý công nghiệp Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ giai đoạn 2014 - 2020

NĂM NGÀNH

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Quản lý công nghiệp 13.5 14 16.75 16 16 15 21.5

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

13 13.5 15 15.5 13 13 17

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

- - - - - 16.5 24

(Nguồn: Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ)

Qua kết quả thực trạng năng lực chun mơn kết hợp với bảng 3.1 ta có thể thấy rằng phương pháp đánh giá năng lực sinh viên còn nhiều bất cập, ngay ở khâu đầu vào năng lực sinh viên cũng không đồng nhất. Tất cả vấn đề trên từ việc đánh giá năng lực sinh viên thông qua kết quả học tập tồn khóa và tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên cho thấy phương pháp đánh giá năng lực sinh viên chưa mang lại hiệu quả tối ưu, chưa mang tính tồn diện và chưa đạt được mục tiêu cải thiện năng lực của từng sinh viên.

3.3.2 Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là một yếu tố rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực cho bản thân và giúp bản thân có khả năng thích nghi, giải quyết, xử lý và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Hiện tại, Khoa Quản lý công nghiệp đánh giá kỹ năng mềm qua kết quả đánh giá của doanh nghiệp và kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên.

a. Đánh giá của doanh nghiệp

Dựa theo số liệu thống kê của Khoa Quản lý công nghiệp từ năm 2017 –

Chương 3: Phân tích thực trạng

hai ngành KTHTCN và QLCN. Nhằm đảm bảo tính thống nhất về số liệu đánh giá, đề tài chỉ tập trung phân tích phiếu đánh giá do Khoa cung cấp và sinh viên các khóa: khóa II, khóa III, khóa IV. Đối với phiếu đánh giá sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp, kết quả đánh giá các tiêu chí theo thang điểm từ 1 đến 10 cho mỗi mức độ đánh giá. Để thuận tiện cho việc phân tích và đánh giá, đề tài thực hiện quy đổi thang đo với 5 mức độ đánh giá. Cụ thể như sau:

- Từ 1 đến nhỏ hơn 3 điểm: quy đổi sang mức độ 1 (Rất khơng hài lịng)

- Từ 3 đến nhỏ hơn 5 điểm: quy đổi sang mức độ 2 (Khơng hài lịng)

- Từ 5 đến nhỏ hơn 7 điểm: quyđổi sang mức độ 3 (Tương đối hài lòng)

- Từ 7 đến nhỏ hơn 9 điểm: quy đổi sang mức độ 4 (Hài lòng)

- Từ 9 đến 10 điểm: quy đổi sang mức độ 5 (Rất hài lòng)

Biểu đồ 3.9 Thể hiện tỷ lệ đánh giá sinh viên thực tập tại doanh nghiệp sinh viên Khoa Quản lý cơng nghiệp trong 3 khóa 2014, 2015, 2016

Các yếu tố trên biểu đồ lần lượt được quy ước bằng các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, I, K. Trong đó:

A: Thực hiện nội quy của cơ quan B: Chấp hành giờ giấc làm việc

Chương 3: Phân tích thực trạng

C: Thái độ giao tiếp trong đơn vị D: Ý thức bảo vệ của cơng E: Tích cực trong cơng việc F: Đáp ứng u cầu cơng việc

G: Tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ H: Có đề xuất, sáng kiến, năng động

K: Báo cáo tiến độ cơng việc cho cán bộ hướng dẫn J: Hồn thành công việc được giao

Theo kết quả thống kê từ phiếu đánh giá doanh nghiệp [Phụ lục 8], có thể thấy các tiêu chí thuộc nhóm Tinh thần kỷ luật được đánh giá cao với mức rất hài lòng trên 90%. Cao nhất là tiêu chí Thực hiện nội quy của cơ quan được đánh giá 97.14%. Nội dung được đánh giá thấp nhất so với các biến quan sát khác trong nhóm Tinh thần kỷ luật là tiêu chí Tích cực trong công việc chiếm 92%. Yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức mỗi cá nhân sinh viên hoặc đặc thù cơng việc, có thể cơng việc khơng phù hợp với năng lực sinh viên, nên trong q trình cơng tác, sinh viên chưa có sự năng động trong cơng việc.

Trong nhóm nhân tố Khả năng chun mơn, nghiệp vụ có 3 tiêu chí đánh giá. Qua kết quả thống kê [Phụ lục 8] cho thấy các tiêu chí trong nhân tố này được đánh giá ở mức tương đối với mức Rất hài lịng trên 60%. Cao nhất là tiêu chí Tinh thần

học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ được đánh giá 89.72%. Tiêu chí Có đề xuất, sáng kiến, năng động trong cơng việc là nội dung được đánh giá ở mức

Rất hài lòng thấp nhất trong nhân tố này, chỉ đạt 63.43%. Nội dung đánh giá còn lại đáp ứng yêu cầu công việc cũng chỉ ở mức tương đối, đạt 77.71%. Đều này cho thấy về năng lực chuyên môn hiện tại của sinh viên chỉ đáp ứng tương đối đối với yêu cầu của doanh nghiệp.

Ở nhóm nhân tố cuối cùng Kết quả cơng tác có 2 tiêu chí đánh giá và được đánh giá khá cao với mức Rất hài lịng trên 80%. Cao nhất là tiêu chí Hồn thành cơng việc được giao được đánh giá 89,14%. Nhìn chung ở cả ba nhóm nhân tố

Chương 3: Phân tích thực trạng

lịng). Kết quả phân tích cho thấy, hoạt động đào tạo của Khoa phần nào đã giúp sinh viên cải thiện được ý thức, thái độ với học tập và cơng việc theo hướng tích cực hơn thơng qua nhân tố Tinh thần kỷ luật được đánh giá rất cao trên 90%. Tuy nhiên, năng lực người học chưa được phát huy tối đa, dẫn đến còn thụ động trong học tập và làm việc thơng qua nhóm nhân tố Khả năng chuyên môn nghiệp vụ với mức rất hài lịng chỉ chiếm 60%. Song song đó, sinh viên chưa nắm vững được lý thuyết, từ đó khơng thể vận dụng được vào thực hành, khơng có sự sáng tạo trong học tập, bằng chứng từ kết quả phân tích đánh giá của doanh nghiệp cho thấy phần lớn sinh viên Khoa chưa có sự sáng tạo trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp (tỷ lệ Rất hài lòng chỉ chiếm 64.63%).

b. Đánh giá của Khoa

Việc đánh giá điểm rèn luyện sinh viên được thực hiện ở 2 lần/năm học, bao gồm 5 nội dung đánh giá, từ ý thức học tập, ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường, ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng cho đến việc tham gia các hoạt động cũng như phong trào ngoại khóa [Phụ lục 9]. Dựa theo số liệu thống kê của khoa Quản lý công nghiệp trong giai đoạn năm 2017 – 2020, của 3 khóa 2014, 2015, 2016 khoa có 2022 phiếu đánh giá. Trong đó, có hơn 50% số lượng phiếu xếp loại tốt và khá, 194 phiếu được xếp loại xuất sắc và 412 phiếu cịn lại rơi vào tình trạng trung bình và trung bình khá [phụ lục 10].

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.10 Thể hiện tỷ lệ đánh giá năng lực sinh viên ngành KTHTCN thông qua kết quả rèn luyện sinh viên 3 khóa 2014, 2015, 2016

Qua kết quả rèn luyện sinh viên ngành KTHTCN (biểu đồ 3.4) ta thấy, kết quả rèn luyện khóa 2015 khá thấp so với 2 khóa cịn lại, tỷ lệ sinh viên xếp loại trung bình – khá chiếm đến 23.6%, tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc giảm xuống con số 5.6%. Đến khóa 2016, ta thấy tình trạng điểm sinh viên được khắc phục, tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc tăng mạnh đạt đến con số là 17.4% tuy nhiên sinh viên xếp loại trung bình lại đạt móc cao nhất trong 3 khóa. Ngun nhân khách quan là do tinh thần và ý thức rèn luyện của sinh viên chưa cao, sinh viên còn thụ động khi tham gia rèn luyện. Ngoài ra nguyên nhân chủ quan có thể kể đến là do định hướng rèn luyện cho sinh viên cịn hạn chế, chưa có phương pháp khắc phục hiệu quả.

Chương 3: Phân tích thực trạng

Biểu đồ 3.11 Thể hiện năng lực sinh viên ngành QLCN thông qua kết quả rèn luyện sinh viên 3 khóa 2014, 2015, 2016

Đối với sinh viên ngành QLCN, theo thống kê của Khoa Quản lý công nghiệp [Phụ lục 10] (biểu đồ 3.5), kết quả rèn luyện được cải thiện qua mỗi khóa. Cụ thể, tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc ở khóa 2014 chiếm 8.3%, khóa 2015 có phần giảm sút hơn tuy nhiên tỷ lệ sinh viên xếp loại trung bình được khắc phục đạt mức hạn chế, đến khóa 2016 thì khơng có sinh viên nào xếp loại trung bình và sinh viên xếp loại xuất sắt đạt đến 17.5%. Sinh viên đã phần nào ý thức được sự rèn luyện của bản thân.

Qua kết quả đánh giá trên, nhìn chung việc rèn luyện của sinh viên ngày được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính chất quan sát và được đánh giá ở mức “ý thức”. Khơng mang tính chất rèn luyện hay nâng cao. Ngồi ra, ngay từ nội dung đánh giá ta có thể thấy rằng việc đánh giá rèn luyện (kỹ năng mềm) của sinh viên khơng được cụ thể hóa và tách biệt đối với năng lực chuyên môn (kết quả học tập). Cụ thể, đối với nội dung đánh giá điểm rèn luyện ở mục 1 Đánh giá về ý thức học tập xem xét từ ý thức thái độ cho đến kết quả học tập, xếp loại [Phụ lục 9]. Ngoài ra việc đánh giá rèn luyện có sự khác nhau giữa các khóa học do sự thay đổi của phương thức đánh giá, người hướng dẫn đánh giá mỗi

Chương 3: Phân tích thực trạng

khóa cũng khác nhau và nguyên nhân cuối cùng cũng là nguyên nhân mang tính hạn chế khách quan nhất là kết quả đánh giá cuối cùng do Bí thư và Ban chấp hành Đồn Khoa quyết định.

Thơng qua phân tích, đánh giá năng lực chun mơn và kỹ năng mềm ta có thể nhận thấy rằng năng lực sinh viên của Khoa đa số xếp loại khá. Cụ thể ở năng lực chuyên môn, ở mặt kết quả học tập tỷ lệ sinh viên xếp loại khá chiếm đến 33% trên 6 bậc đánh giá và ở mặt kết quả tốt nghiệp tỷ lệ sinh viên khá chiếm đến 71.1% sinh viên ngành KTHTCN và 76.6% ngành QLCN, còn đối với kỹ năng mềm tỷ lệ sinh viên xếp loại khá chiếm từ 34.7% đến 40.1% trên 5 bậc xếp loại. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cịn cho thấy sinh viên đã có thái độ tích cực hơn trong việc nhìn nhận về mục tiêu học tập và cơng việc của mình. Đảm bảo hồn thành tiến độ thể hiện sinh viên đã phần nào rèn luyện tốt được năng lực làm việc, kỹ năng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả của đánh giá trên mang tính chất khái quát, chưa cụ thể. Phương pháp đánh giá năng lực sinh viên của Khoa đang áp dụng chưa hiệu quả, cịn mang tính chung chung và chưa có phương pháp đánh giá cụ thể cho từng năng lực. Dẫn đến tình trạng, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp (Sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành chỉ chiếm 40.67%).

Để đánh giá toàn diện năng lực người học, nên đánh giá mức độ áp dụng, thực hiện công việc, thể hiện ở kỹ năng, ở cách giải quyết ở cách thực hiện và giải quyết những vấn đề được đặt ra. Phương pháp đánh giá tình huống khơng phải là phương pháp duy nhất và toàn diện, tuy nhiên việc đánh giá năng lực sinh viên bằng tình huống phần nào sẽ giúp khắc phục những hạn chế mà ta đã phân tích. Phương pháp đánh giá tình huống dựa trên cơ sở đo lường các yếu tố về kỹ năng, về cách thực hiện, cách giải quyết vấn đề. Qua đó, tác động tích cực đến cách học của sinh

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng tình huống đánh giá năng lực sinh viên khoa Quản lý công nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)