Số liệu sơ cấp và thứ cấp là nguồn thông tin quan trọng cho nghiên cứu; mục tiêu cũng nhƣ các bƣớc sử dụng nguồn số liệu này đƣợc trình bày theo sơ đồ sau:
Hình 7. Sơ đồ nghiên cứu
Thơng tin chung về khách hàng
Đặc điểm thói quen mua sắm và thực trạng lòng trung thành của khách hàng Phân tích các yếu tố của rào cản chuyển đổi Phân tích và xác định mức độ trung thành của khách hàng Tìm hiểu các hình thức khuyến mãi và hiệu quả của chúng Số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp Phân tích tình hình hoạt động của các siêu thị tại Thành phố Cần Thơ Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rào cản chuyển đổi đến lòng trung thành của khách hàng đối với siêu thị Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hiệu quả hoạt động khuyến mãi đến lòng trung thành của khách hàng. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hiệu quả hoạt động khuyến mãi đến các yếu tố rào cản chuyển đổi.
H01: Khơng có
mối quan hệ giữa các yếu tố của rào cản chuyển đổi và lòng trung thành
H02: Khơng có
mối quan hệ giữa hoạt động khuyến mãi và lịng trung thành
H03: Khơng có mối quan hệ giữa hoạt động khuyến mãi và các yếu tố rào cản chuyển đổi.
Giải pháp nâng cao lòng trung thành
2.5 MƠ HÌNH SEM SƠ BỘ
Thơng qua lƣợc khảo một số nghiên cứu của các tác giả nhƣ Gu-Shin Tung, Chiung-Ju Kuo, Yun-Ting Ko (2011), Wan-Ping Pi and Hsieh-Hong Huang (2010), Oyeniyi Omotayo (2011) và các nghiên cứu khác đƣợc đề cập trong phần Lƣợc khảo tài liệu, đồng thời xem xét tính phù hợp so với điều kiện ở địa bàn thành phố Cần Thơ, tác giả đề xuất mơ hình SEM sơ bộ nhƣ sau:
CHƢƠNG 3.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
------------
3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý, dân số, lao động
Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng, đƣợc công nhận đô thị loại 1 từ ngày 24/6/2009. Tổng diện tích tự nhiên của Cần Thơ là 1.408,94 km² (2011). Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sơng Cửu Long, có vị trí địa lý thuận lợi, đóng vai trị cầu nối các tỉnh Tây Nam Bộ với thành phố Hồ Chí Minh, và có giao thơng thủy, bộ đến Campuchia.
Dân số thành phố Cần Thơ năm 2011 là khoảng 1,21 triệu ngƣời, mật độ dân số trung bình 863 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số bình quân 8,2%/năm. Dân số thành thị là 799.859 ngƣời, chiếm tỷ trọng 66,15% (Tổng cục thống kê).
Lực lƣợng lao động của Cần Thơ năm 2011 là 815.988 ngƣời, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành nghề là 595.006 ngƣời. Số lao động làm việc trong các ngành thuộc khu vực I (nông nghiệp – thủy sản) là cao nhất, chiếm tỷ trọng 41,48%, tiếp theo là khu vực 3 (dịch vụ) với 37,17% và khu vực 2 (công nghiệp) 21,35% .
3.1.2 Tổ chức hành chính
Thành phố Cần Thơ đƣợc chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ơ Mơn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. Tổng số thị trấn, xã, phƣờng là 85, trong đó có 5 thị trấn, 36 xã và 44 phƣờng (2012).
3.1.3 Văn hóa - xã hội
Khoảng 96% dân số Cần Thơ là ngƣời Kinh, ngồi ra cịn có các dân tộc khác: Khmer, Hoa, Chăm,... Các dân tộc sống hòa nhập với nhau, nhƣng vẫn giữ gìn những tập qn cổ truyền và tín ngƣỡng dân gian riêng, tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa của ngƣời Cần Thơ.
Trong những năm qua, quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội của tồn thành phố ln đƣợc giữ vững. Thành phố triển khai thực hiện nhiều chính sách
xã hội, góp phần giải quyết khó khăn cho ngƣời dân. Thành phố cũng thƣờng xuyên tạo điều kiện cho các phong trào giao lƣu văn hóa, văn nghệ - thể thao diễn ra sôi nổi, với nhiều loại hình phong phú, đa dạng.
3.1.4 Kinh tế
3.1.4.1 Tốc độ tăng trưởng và thu nhập ình quân
Cuối năm 2008, tuy xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhƣng Cần Thơ vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 15,21%; đầu năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhƣng kinh tế Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn nên cả năm 2009, Cần Thơ chỉ đạt mức tăng trƣởng là 13,07%. Năm 2010, Cần Thơ đạt tốc độ tăng trƣởng 15,03%, khá cao so với các tỉnh khác trong nƣớc và năm 2011 đạt 14,6%, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 16% cho giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2012, về mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhƣng vẫn còn 10/21 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vẫn chƣa đạt mục tiêu đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trƣởng GDP cả năm 2012 chỉ đạt 11,55%, còn xa so với kế hoạch là 15% nhƣng vẫn đứng đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Một số chỉ tiêu khác nhƣ cơ cấu kinh tế; giá trị sản xuất, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách, tổng vốn đầu tƣ xã hội…. đạt từ 84,6% đến 99,4% so với kế hoạch. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2013, mục tiêu về tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 12,50% và cơ cấu các tăng trƣởng các ngành nông nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ cũng đƣợc đề ra lần lƣợt là 2,8%, 11,3% và 15,3%.
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Thành phố Cần Thơ qua các năm Nguồn: Báo cáo thường niên, thường kì của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ
15,21% 13,07% 15,03% 14,60% 11,55% 12,50% 0,00% 4,00% 8,00% 12,00% 16,00% 2008 2009 2010 2011 2012 Mục tiêu cả năm 2013
Cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Giai đoạn 2008 - 2010, tỷ trọng 2 khu vực này đều tăng nhƣng đến năm 2011, tỷ trọng của chúng trong cơ cấu GDP có giảm nhẹ, nhƣng vẫn ở mức cao: công nghiệp - xây dựng chiếm 43,33%, dịch vụ chiếm 45,12% và nông lâm, thủy sản chiếm 11,55%.
Thu nhập bình quân của ngƣời dân thành phố Cần Thơ đều tăng qua các năm, và cao hơn khá nhiều so với thu nhập bình quân cả nƣớc. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 1.950 USD/ngƣời, tăng 200 USD so với năm 2009. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố theo giá hiện hành là 48,9 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2.350 USD (Báo Cần Thơ). Thu nhập bình quân
đầu ngƣời của thành phố Cần Thơ tiếp tục tăng trong năm 2012, đạt mức 53,7 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.514 USD), nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc mức kế hoạch là 54 triệu đồng. Dự kiến năm 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Thành phố Cần Thơ sẽ đạt khoảng 2.800 USD/ngƣời, tăng 286 USD so với năm 2012 (Báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố).
3.1.4.2 Công nghiệp
Công nghiệp là thế mạnh quan trọng của thành phố, và luôn đƣợc chú trọng đầu tƣ để đạt mục tiêu trở thành thành phố công nghiệp trƣớc năm 2020. Tuy sản xuất cơng nghiệp gặp nhiều khó khăn giai đoạn 2008 - 2011, nhƣng vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, giá trị sản xuất tăng bình qn 18,6%/năm. Các khu cơng nghiệp ngày càng mở rộng về quy mô, trong năm 2013, thành phố triển khai kế hoạch xây dựng thêm 3 khu công nghiệp cặp sơng Hậu rộng 1.400ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn lên trên 2.300ha. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp đƣợc đầu tƣ mạnh nhƣ: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, tân dƣợc, vật liệu xây dựng,...; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là một hƣớng đi mới, đang đƣợc quan tâm, phát triển.
3.1.4.3 Thương mại và dịch vụ
Các ngành thƣơng mại - dịch vụ phát triển khá nhanh theo hƣớng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và hƣớng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thị trƣờng nội địa đƣợc quan tâm mở rộng, kết cấu hạ tầng thƣơng mại đƣợc đầu tƣ
xây dựng, góp phần tăng năng lực bán bn, bán lẻ hàng hóa trên địa bàn. Mạng lƣới kinh doanh đƣợc mở rộng, trên địa bàn hiện có trên 100 chợ; 5 thƣơng hiệu siêu thị bán sỉ, bán lẻ đang hoạt động; ngồi ra, cịn các kênh phân phối đa dạng, hiện đại nhƣ: cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, chợ đêm,…
Khối lƣợng hàng hóa lƣu thơng trên thị trƣờng những năm qua đều có sự tăng trƣởng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình qn 25,3%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2011, hàng hóa bán lẻ ƣớc đạt 39.956 tỷ đồng, đạt 100,9% kế hoạch và tăng 21,1% so với năm 2010. Lƣợng hàng hoá bán lẻ tiếp tục tăng trong năm 2012, cả năm ƣớc thực hiện 53.836 tỷ đồng, vƣợt 8,4% kế hoạch năm và tăng 17,9% so với năm 2011 (Sở Công Thương TP. Cần Thơ).
Thành phố Cần Thơ có hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán hoạt động hiệu quả và ngày càng mở rộng, với 46 tổ chức tín dụng, 194 điểm giao dịch, 10 cơng ty bảo hiểm, cho th tài chính có uy tín. Nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mới đƣợc hình thành nhƣ: dịch vụ kinh doanh bất động sản, dịch vụ kho vận (logistics), thông tin, truyền thông,… phát triển khá tốt.
3.1.4.4 Nông nghiệp
Thành phố Cần Thơ có diện tích đất nơng nghiệp khoảng 1.154,32 km2 (2011), đƣợc sử dụng trồng lúa, các loại cây ăn quả và hoa màu nhƣ bắp, đậu nành, mè.... Hàng năm có thể sản xuất đƣợc trên 1 triệu tấn lúa, trong đó chế biến 500- 600 ngàn tấn gạo đặc sản xuất khẩu; cây ăn quả rất đa dạng và phong phú, sản lƣợng trên 100 ngàn tấn mỗi năm. Thành phố cũng đã hình thành các vƣờn cây ăn trái kiểu mẫu kết hợp với phát triển du lịch sinh thái cho thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha.
Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là heo và gia cầm, các gia súc khác chiếm số lƣợng khơng nhiều. Các mơ hình chăn ni tập trung theo hƣớng sinh học gắn với bảo vệ mơi trƣờng, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm ngày càng đƣợc chú trọng đầu tƣ. Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng, cá da trơn chiếm đến 88% sản lƣợng. Năm 2012, diện tích mặt nƣớc ni thủy sản của TP. Cần Thơ đạt 12.560 ha, sản lƣợng đạt hơn 188.000 tấn (Hiệp hội thủy sản TP. Cần Thơ). Lĩnh vực thủy sản đƣợc phát triển theo hƣớng tập trung, tăng
cƣờng liên kết để ổn định đầu ra và thực hiện nuôi theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm nhƣ Global GAP, VietGAP, SQF….
3.1.4.5 Cơ sở hạ tầng
Cần Thơ là trung tâm giao thơng thủy, bộ của cả vùng Nam bộ, có điều kiện giao thơng thuận tiện với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện cho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa thơng thƣơng dễ dàng. Ngày 24/4/2010, Cầu Cần Thơ chính thức đƣợc thơng xe, góp phần thơng tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi về thành phố Cần Thơ và các tỉnh khác của ĐBSCL, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Về đƣờng thủy, Cần Thơ có 3 bến cảng, trong đó có cảng quốc tế Cái Cui, với diện tích và kho chứa hàng lớn, giúp thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giữa Cần Thơ với các tỉnh cũng nhƣ với các quốc gia khác trong khu vực. Cần Thơ có sân bay Cần Thơ, lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đƣợc chính thức đƣa vào hoạt động ngày 03/01/2009, và đƣợc nâng cấp lên thành Sân bay đạt chuẩn quốc tế đầu tháng 1/2011, với những đƣờng bay trong khu vực và dần mở rộng ra các quốc gia khác.
Tổng kết: Tất cả những yếu tố kinh tế - xã hội trên cho thấy thị trƣờng bán
lẻ, hay việc kinh doanh siêu thị bán lẻ của Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng dần, điều kiện sống ngày càng đƣợc cải thiện, và vì vậy, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng tăng lên qua từng năm. Ngồi ra, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, mối liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng địa phƣơng cũng giúp các siêu thị đảm bảo số lƣợng cần thiết các mặt hàng tiêu dùng cũng nhƣ thực phẩm tƣơi sống. Mặt khác, các siêu thị cũng có đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển của thành phố về nhiều mặt: đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí của cộng đồng dân cƣ; nâng cao ý thức và phong cách tiêu dùng hiện đại; góp phần giải quyết vấn đề lao động và thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng phát triển.
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ
So với các thành phố lớn trên cả nƣớc, siêu thị ở thành phố Cần Thơ ra đời khá muộn. Đi tiên phong là siêu thị Citimart, siêu thị hoạt động dƣới mơ hình mua sắm tự chọn đầu tiên xuất hiện (3/2004) nhƣng hiện nay phải ngƣng hoạt động vì kinh doanh ế ẩm. Tính đến nay, TP. Cần Thơ đã có thêm 5 thƣơng hiệu siêu thị nổi tiếng, và tất cả đều là siêu thị hạng I, đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn nhƣ có diện tích kinh doanh từ 5.000m2
từ 20.000 tên hàng trở lên, kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản,…. Trong 5 siêu thị ở Cần Thơ, có 4 siêu thị bán lẻ là Co.opmart, Maximark, Vinatex, Big C và 1 siêu thị bán sỉ là Metro Hƣng Lợi. Siêu thị Big C tuy ra đời muộn nhất, nhƣng hiện nay đang dần chiếm đƣợc cảm tình của khách hàng, trở thành đối thủ lớn trong cuộc cạnh tranh thị phần giữa các siêu thị. Địa điểm, và quy mô của các siêu thị đang kinh doanh trên địa bàn thành phố đƣợc trình bày trong bảng sau.
Bảng 3. Các siêu thị đang kinh doanh tại thành phố Cần Thơ
Tên siêu thị
Địa điểm Năm thành lập Diện tích (m2) Nhân viên Vốn đầu tƣ xây dựng (triệu đ) Coopmart An Cƣ 2004 8.500 288 35.000 Metro Hƣng Lợi 2004 9.060 331 240.000 Maximark Thới Bình 2006 8.155 250 30.000 Vinatex Xuân Khánh 2006 8.500 270 30.000 Big C Hƣng Phú 2012 32.000 500 -
(Nguồn: Tổng hợp từ trang web các siêu thị)
3.2.1 Siêu thị Co.opmart Cần Thơ
3.2.1.1 Giới thiệu về Co.opmart Cần Thơ và tình hình hoạt động
Co.opmart là hệ thống siêu thị bán lẻ trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã Thƣơng mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), và hiện là doanh nghiệp có nhiều siêu thị nhất Việt Nam, với 61 siêu thị phủ khắp cả nƣớc. Năm 2012 là năm thứ 6 liên tiếp Co.opmart đƣợc trao tặng giải thƣởng “Thƣơng hiệu Việt u thích nhất” - chƣơng trình do Báo Sài Gịn Giải Phóng tổ chức, cho thấy sự
tin yêu của khách hàng dành cho hệ thống các siêu thị Co.opmart .
Co.opmart Cần Thơ là siêu thị liên doanh giữa CTCP Thƣơng nghiệp Cần Thơ (C.T.C), Saigon Co.op và CTCP đầu tƣ phát triển Saigon Co.op (SCID), chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2004. Đến nay, Co.opmart vẫn đƣợc xem là một trong những siêu thị kinh doanh thành công, địa điểm mua sắm đáng tin cậy nhất của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Trong thời gian qua, Co.opMart Cần Thơ phục vụ nhu cầu mua sắm của trung bình khoảng 10.000 lƣợt khách mỗi ngày. Đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết, ngày kỉ niệm… lƣợng khách đến Co.opmart cịn đơng đúc hơn. Một trong những ngun nhân đó là, vị trí của siêu thị đƣợc các chuyên gia đánh giá vơ cùng “đắc địa”, có ba mặt tiền hƣớng về ba
trục đƣờng chính: đại lộ Hịa Bình, Ngơ Quyền, Ngơ Văn Sở, nằm gần nhƣ ở trung tâm thành phố. Vị trí này đã khiến cho siêu thị trở thành nơi mua sắm rất