Tháo khớp cầu

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota (Trang 51)

b) Kiểm tra, sữa chữa

Kiểm tra bọc cao su bị vỡ mòn hỏng, thay bạc cao su nếu hỏng

Kiểm tra độ biến dạng và rạn nứt cuả cam quay. Thay nếu cam quay hỏng Kiểm tra đọ biến dạng và rạn nứt của đòn dưới. Thay nếu hỏng

Bảng 2.12: Kích thước tiêu chuẩn địn dưới

Nội dung Kích thước tiêu chuẩn

cỡ A 325±1,0mm(12,795±0,0395in.)

Cỡ B 11 0 ±30’

Hình 2.14: Kích thước địn dưới

KIểm tra sự biến dạng và rạn nứt của mối trục dòn dưới thay nếu hỏng Kiểm tra ren của khớp cầu, thay nếu hỏng

Đo mô men bắt đầu làm khớp dịch chuyển. Nếu mô men nhỏ hơn gia trị tiêu chuẩn thì phải thay khớp cầu

Giá trị tiêu chuẩn:0,6-0,9kg-m

Khi dùng lại khớp cầu phải tra lai mỡ *Chú ý:

Khớp cầu không có vú mỡ do đó cần phải thay chốt có vũ mỡ khi tra mỡ cho khớp cầu

Hình 2.15: Khớp cầu

c.Quy trình lắp

Bước 1) Sử dụng dụng cụ chuyên dùng tháo lắp khớp cầu(ST- 1405A/B) ấn thẳng không được nghiêng để khớp cầu nằm trong lỡ của địn dưới

Hình 2.16: Lắp khớp cầu

Bước 2) Khi lắp khớp cầu, dấu ở trên khớp cầu và đòn dưới phải thẳng hàng.

Chú ý

Khi ép với một lực theo tiêu chuẩn mà khơng nắp được khớp cầu thì phải thay đòn dưới hoặc khớp cầu

Lực ép khớp cầu: Ban đầu 700kg trở lên đạt độ sâu 3-6mm, cuối cùng 5000kg

Bước 3) Một tay cầm phanh hãm, dùng kìm mở phanh lắp phanh hãm vào trên giá khớp cầu

*Chú ý:

Trong trường hợp này không mở phanh hãm quá rộng

Bước 4) Sau đó nắp phanh hãm vào rãnh trên khớp cầu, gõ nhẹ lên phanh hãm thông qua dụng cụ chuyên dùng để nắp khơp cầu

Bước 5) Sau khi tháo phanh hãm, kiểm tra độ chặt của phanh hãm nếu lỏng phai thay phanh hãm

Bứơc 6) Đổ keo bịt kín vào trong nắp chắn bụi bằng kim loại sau đó ấn nắp chắn bụi đó vào bề mặt của phanh hãm bàng búa nhựa thông qua dụng cụ chuyên dùng để lắp khớp cầu

*Chú ý:

Tháo nắp chắn bụi là phải thay mới

Nội dung Loại mỡ Ghi chú

Mỡ dùng để bôi vào miệng tấm chắn bụi MOLY Lấp đầy

Mỡ bôi phía trong nắp chắn bụi MOLY Khoảng 12cc

Cho khoảng 12cc mỡ vào nắp chắn bụi, dùng keo THREE-BOND 4A hoặc loại tương đương để gắn vịng sắt của chắn bụi

Hình 2.17: Lắp nắp chắn bụi

2.5.3.4: Thanh giằng và thanh ổn định

a. Quy trình tháo

Bước 1) Tháo thanh ổn định và thanh giằng khỏi đòn dưới Bươc2) Tháo gía bắt thanh giằng khỏi khung xe

Hình 2.18: Tháo giá bắt thanh giằng

b. Kiểm tra sửa chữa

-Kiểm tra độ cong của thanh giằng, giá trị chuẩn 3mm.Nếu cong có thể nắn lại nếu cong nhiều thì thay mới

-Để thanh cân bằng lên sàn và kiểm tra độ biến dạng nếu biến dạng nhiều thì thay thế

-Kiểm tra khoảng cách giữa 2 thanh giằng nếu khơng đúng thì điều chỉnh lại

-Kiểm tra mối ren thanh răng, mối nối thanh giằng đòn ngang bị nứt, cong thay thế nếu hỏng

-Kiểm tra sự nứt hỏng và biến dạng gối đỡ thanh giằng nếu hỏng thì thay thế

Hình 2.19: Kiểm tra đọ cong của thanh giằng

Nội dung Giá trị chuẩn

c.Quy trình lắp

*Lắp ráp theo trình tự ngược với lúc tháo

Bước 1) Khi lắp thanh giằng với giá đỡ thanh giằng, điều chỉnh khoảng cách ” A” khoảng cách từ đầu phía trước của thanh giằng tới đầu cuối của êcu hãm với một giá trị sau:

Nội dung Giá trị

Khoảng cách “A” 78 mm(3,1in)

Hình 2.20: Lắp và chỉnh khoảng cách” A”

Bước 2) Gối đỡ cao su phía trước và sau của thanh giằng khac nhau về hình dạng. Gối phía trước có hình dạnh như sau:

Hình 2.21: Gối đỡ cao su

Bước 3) Khi bắt bu lông ở cuối thanh ổn định, siết chặt êcu sao cho kích thước chuẩn có thể được điều chỉnh giữa êcu và đầu cuối của bu lông

Ốc được siết Mô men

Bu lông bắt giá đỡ thanh giằng 4-4,5kg.m

Bu lông bắt giá đỡ thanh ổn định 1-1,5kg.m

Êcu bắt thanh giằng 9-10kg.m

Êcu hãm thanh giằng 9-10kg.m

Bu lơng bắt thanh giằng với địn dưới 5-6kg.m

Bu lơng bắt thanh ổn định với địn dưới 2,5-3,5kg.m

*Chú ý:

Khi lắp thanh ổn định vào khung xe, lưu ý tạo khoảng sáng giữa các thanh và khung xe là không thay đổi.

Lắp thanh ổn định ở chính giữa tâm của giá đỡ

2.5.3.5: Thanh ngang

a. Quy trình tháo

Kích xe lên và kê chắc lại. Tháo đai ốc lắp thanh ngang với thân xe.

Đặt các khội gỗ hoặc tương tự và dưới cacte dầu động cơ. Tháo các bu lông giữ giá với động cơ. Tháo các bu lông giữ thanh ngang với dầm xe, sau đó đưa thanh ngang ra ngồi

Hình 2.22: Kích thước lắp ghép thanh ngang

b. Kiểm tra

Kiểm tra xem thang ngang có bị rạn nứt, cong gãy, lõmvà sai kích thước lắp ghép không-Nếu các thanh ngang bị cong hoặc bị các biến dạng khác, điều

chỉnh nó phù hợp với các kích thước cho phép như được minh hoạ trong hình hoặc thay thế thanh ngang trong trường hợp cụ thể

c.Lắp đặt trở lại

Khi lắp đặt trở lại thanh ngang cần chú ý đảm bảo siết chặt các bu lông và đai ốc với thanh ngang với thân xe đúng các lực tiêu chuẩn

Những chi tiết phải được siết chặt Mômen xoắn

Các bu lông và đai ốc nối thanh ngang với thân xe

410-415kg.m

2.5.4: Quy trình lắp hệ thống treo

2.5.4.1: Quy trình lắp Hệ thống treo phụ thuộc

Quy trình lắp làm thứ tự ngược lại quy trình tháo

2.5.4.2: Quy trình lắp hệ thống treo độc lập

Quy trình lắp ngược lại quy trình tháo *Chú ý

Lắp khớp cầu với cam quay phải thay đai ốc mới vì đai ốc dùng là loại tự hãm.

Lắp trụ đứng với cam quay chú ý phai đỏ keo làm kín

Lắp bộ giảm chấn nối cần nối khớp chuyển hướng chú ý sơn bịt kín các bề mặt

Đo lại chiều cao của hai bên xe tránh hiện tượng bị nghiêng xe

2.5.4.3: Kiểm tra

a, Lái thử xe:

Lái thử xe 1 lần và chú ý tập trung cao độ nhất có thể để phát hiện ra lỗi. Hạ cửa sổ xe xuống và cố gắng chú ý vào bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ xe. Nếu lái xe nghe thấy bất kỳ một âm thanh nào đó, phải tập trung tìm kiếm nơi chúng phát ra. Một số âm thanh lạ phát ra từ hệ thống treo của ô tô như:

– Âm thanh như tiếng gõ cửa (cộc cộc): Âm thanh này xảy ra khi có va chạm mạnh và báo hiệu thanh chống hoặc đinh tán thanh chống, hoặc khớp bi có vấn đề.

– Âm thanh liên tục: Âm thanh ổn định và càng ngày càng to khi xe di chuyển nhanh hơn. Điều này xảy ra khi vòng bi bánh xe trục trặc hoặc nguyên nhân xuất phát từ lốp xe.

– Âm thanh huyên náo (leng keng): Âm thanh nghe như có va chạm mạnh giữa các thanh kim loại, có thể xuất phát do trục trặc từ bu lông hoặc các chi tiết đầu nối bị hỏng.

b, Nhún mạnh xe:

Hãy chắc chắn để động cơ xe nguội hẳn, tầm 30 phút sau khi lái thử là đủ, trước khi bắt đầu kiểm tra xe. Đeo găng tay và chuẩn bị các vật dụng cần thiết. Cẩn thận đặt chắc tay vào chỗ giao nhau của mui xe và chắn bùn, ấn mạnh vào hệ thống treo đến khi xe nảy mạnh lên. Trong lúc đó, nếu lái xe quan sát thấy xe nảy đều thì đây là tín hiệu tốt báo hiệu thanh chống vẫn hoạt động tốt. Bằng cách này, lái xe nên cố gắng kiểm tra thanh chống tại 4 góc xe để xem chúng có trục trặc nào khơng.

Hình 2.23: Nhún kiểm tra độ nảy của xe

c, kiểm tra độ rung bánh xe

Sử dụng kích nâng góc xe lên tầm vừa đủ để lốp xe không chạm đất nhưng vẫn đảm bảo xe đứng an toàn. Giữ chặt lốp xe và bắt đầu lắc mạnh bánh xe tay đặt theo hướng 9h - 3h và 12h - 6h. Nếu thấy có bất cứ chuyển động nào khác thường từ bánh, có thể một số chi tiết nào đó của xe đã bị bào mòn.

Chú ý các chuyển động khác thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên cần kiểm tra và có các phán đoán chính xác.

Hình 2.24: Kiểm tra độ rung lắc của bánh xe

d, Kiểm tra điều chỉnh các góc đặt bánh xe *Cách 1

Bước 1, Để ô tô ở trên dường phẳng, hai bánh xe ở vị trí chạy thẳng dặt thước tì vào hai má nốp saoc ho các đầu dây xích chớm chạm lề đọc kích thước

Bước 2, Đọc kích thước và đánh dấu vào vị trí vừa đo ở hai má nốp

Bước 3, Tiếp tục tiến hành: Dịch chuyển ô tô về phía trước sao cho hai bánh trước quay 180 độ

Bước 4, Đặt thước vào hai vị trí đã đánh dấu và đặt kích thước Bước 5, Lấy hiệu hai kích thước đo được là độ chụm bánh xe

Độ chụm quy định thông thường từ 2mm : 6mm.

Trên xe con độ chụm thông thường có giá trị 2mm : 3mm đối với xe có cầu trước bị động dẫn hướng và đối với xe có cầu trước chủ động dẫn hướng là –3mm :–2mm.

Khi điều chỉnh cho phép sai lệch ±1mm. *Độ chụm của một số xe hiện nay là:

Loại xe Độ chụm

(mm)

Dung sai cho phép (mm) Opel 1200 +2.0 ±1.0 Ford escort +3.5 ±3.5 BMW +1.5 +1.0 ; - 0.5 Toyota Hiace +1.5 ±2.0 ToyotaTercel +1.0 ±1.0 Pêugot +2.5 ±2.0

Hình 2.25: Độ chụm của bánh xe dẫn hướng

Cách 2 (Hình 38)

Bước 1) Để ô tô đứng trên đường phẳng, hai bánh xe ở vị trí chạy thẳng. Bước 2) Kích bánh xe lên.

Bước3) Đo khoảng cách từ nền đến hai má lốp của hai bánh xe dẫn hướng sao cho khoảng cách bằng nhau.

Bước 4) Đánh dấu phấn vào hai vị trí vừa đo.

Bước 5) Quay hai bánh dẫn hướng 180 độ, đo khoảng cách giữa hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí vừa đánh dấu và đọc kích thước.

Bước 6) Đo hiệu hai kích thước vừa đo được là độ chụm của bánh xe dẫn hướng.

Hình 2.26: Kiểm tra độ chụm

* Điều chỉnh độ chụm

Độ chụm của bánh xe dẫn hướng phải nằm trong phạm vi cho phép. Nếu độ chụm không nằm trong phạm vi cho phép ta phải tiến hành điều chỉnh

Tuỳ từng loại xe mà trình tự điều chỉnh có sự khác nhau.

* Đối với các loại xe có hệ thống treo phụ thuộc thì trình tự điều chỉnh như sau:

- Để bánh xe trên nền phẳng, giữ bánh xe dẫn hướng ở vị trí chạy thẳng - Kích bánh xe lên.

- Nới êcu hai đầu thanh kéo ngang, rồi xoay thanh kéo ngang để điều chỉnh sau đó hãm êcu lại.

-Kiểm tra lại độ chụm đến khi nào được mới thơi.

Hình 2.27: Điều chỉnh độ chụm cho hệ thống phụ thuộc

*Đối với các xe có hệ thống treo độc lập thì quy trình điều chỉnh như sau: Điều chỉnh phải tiến hành khi ôtô tải đầy.

Kích bánh lên nới lỏng đai ốc siết các bulông của thanh ngang của cơ cấu hình thang lái.

Dùng clê ống để xoay thanh ngang hình thang lái cho đến khi đảm bảo độ chụm quy định các bánh.

Vặn chặt các đai ốc của các bulông lại.

Nếu đưa ôtô vào sưả chữa hoặc sau khi đã tháo các địn dẫn động lái thì điều chỉnh độ chụm các bánh xe dẫn hướng có thể tiến hành bằng cách sau.

Lúc đó đặt ôtô ở vị trí ứng với chuyển động thật thẳng của ơtơ.

Nhờ địn kéo bên trái của dẫn động lái, đặt bánh xe dẫn hướng bên trái ở vị trí thế nào cho mặt phẳng bên đằng trước và đằng sau của bánh xe dẫn hướng bên trái chạm được vào sợi dây căng từ bánh sau ra bánh trước trên độ cao của tâm bánh xe.

Hình 2.28: Điều chỉnh độ chụm

Tiếp đó điều chỉnh độ chụm bằng cách thay đổi chiều dài của đòn kéo bên phải.

+ Chú ý:

Do góc đặt các bánh xe dẫn hướng có liên quan với nhau. Bởi vậy khi điều chỉnh độ chụm phải chắc chắn rằng độ doãng đã chuẩn.

Rôtuyn của đòn dẫn động bị mòn sẽ làm thay đổi độ chụm bánh xe dẫn hướng nên phải kiểm tra và điều chỉnh định kỳ các rôtuyn này.

Góc doãng của bánh xe là góc tạo bởi đường tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường.

Góc doãng dương khi bánh xe nghiêng ra ngoài và âm khi bánh xe nghiêng vào trong.

+ Điều chỉnh: Điều chỉnh góc doãng của bánh xe: + Điều chỉnh:

- Kích hai bánh xe trước lên.

- Nới lỏng đai ốc và xoay cam lệch tâm.

- Đai ốc này hãm trục xoay của tay đòn dưới. Điều chỉnh riêng góc nghiêng dọc trụ đứng

- Là góc nghiêng trong mặt phẳng dọc tạo bởi đường tâm trụ đứng và phương thẳng.

Hình 2.29: Điều chỉnh góc CASTER bằng cách thay đổi chiều dài thanh giữ

* Điều chỉnh đồng thời góc doãng và góc nghiêng dọc trụ đứng.

Góc nghiêng dọc của trụ đứng và góc doãng trên xe tercel 1985 được điều chỉnh bằng cam lệch tâm.

Hai bạc gối trục tại hai đầu trong của tay đòn trên được bắt vào giá đỡ nhờ hai bulông cam. Khi ta xoay hai cam chỉnh 1 đi cùng một góc độ và cùng một hướng thì góc doãng sẽ thay đổi.

Còn chỉ xoay một cam chỉnh hoặc xoay hai cam chỉnh theo hai chiều khác nhau thì góc nghiêng dọc trụ đứng sẽ thay đổi.

Hình 2.30: Điều chỉnh góc doãng và góc nghiêng dọc trụ đúng bang cam lệch tâm.

* Điều chỉnh góc nghiêng ngang của trụ đứng:

Là góc trong mặt phẳng ngang tạo bởi đường tâm trụ đứng với mặt phẳng đứng dọc.

Góc này có tác dụng ổn định chuyển động thẳng của xe khi đi qua đườngvòng.

Góc nghiêng này không điều chỉnh được, đây là góc mà nhà chế tạo đã sản xuất cho từng loại xe và đối với từng hãng xe.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Cơ Điện và Cơng Trình nói chung và thầy hướng dẫn Trần Văn Tùng nói riêng. Em đã hoàn thành đề tài:

"Xây dựng quy trình chẩn đốn, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota Land Cruiser Overview" với những công việc cụ thể sau:

- Tìm hiểu về cấu tạo của hệ thống treo

- Tìm hiểu về các lỗi thường gặp trong hệ thống treo

- Xây dựng quy trình chuẩn đốn, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống treo trên xe land cuirser

Chúng em hy vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.Tuy đề tài của này đã được hồn thành, xong khơng thể tránh được những thiếu xót do trình độ và tài liệu nghiên cứu có giới hạn.Rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

2. Kiến nghị

Mặc dù đã được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn Tùng song trình độ kiến thức bản thân cịn nhiều hạn chế và là lần đầu làm quen với đề tài “Xây dựng quy trình chẩn đốn, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo

trên xe Toyota Land Cruiser Overview” nên vẫn còn nhiều thiếu sót, sai lầm

trong lúc thực hiện.

Vì vậy rất mong được sự đóng góp của bạn bè, nhận xét đánh giá của thầy cô để bản khóa luận được hoàn thiện và áp dụng được vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1: Đồ án môn học- Sửa chữa ô tô ( T/s Trần Văn Tùng)

2: Luận văn Đề tài: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh Sự phát triển

3: Lịch sử phát triển dòng xe Toyota Land Cruiser. Trên trang

Muaxegiatot.vn

4: Thơng tư số 10/2009/TT-BGTVT VỀ KIỂM TRA AN TỒN KỸ THUẬT

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo trên xe Toyota (Trang 51)