Trong bài thơ Mẹ Tơm, Tố Hữu viết:
Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời
Trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”, Phạm Tiến Duật cũng viết:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn, Khơng có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu 1: Để ca ngợi về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến tranh, hai nhà
thơ Tố Hữu và Phạm Tiến Duật đã cùng sử dụng một hình ảnh rất đẹp. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa hình ảnh đó?
Câu 2: Một trong những thủ pháp độc đáo của Phạm Tiến Duật trong bài thơ là
dùng cái khơng để nói về cái có. Qua khổ cuối của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính”, em hãy làm sáng tỏ điều đó?
Câu 3: Từ đoạn thơ trên và những hiểu biết, viết đoạn văn từ khoảng 200 chữ
trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Gợi ý:
Câu 1: Để ca ngợi về vẻ đẹp của những con người VN trong chiến tranh, hai nhà
thơ Tố Hữu và Phạm Tiến Duật đã cùng sử dụng một hình ảnh rất đẹp đó là hình ảnh “trái tim”. Đây là hình ảnh hết sức thiêng liêng cao cả cùng biểu tượng cho tâm hồn, tình cảm của con người VN trong chiến tranh ln thủy chung, son sắt vì TQ và cuộc kháng chiến. Trái tim ấy, những con người ấy trong mọi hồn cảnh sẽ ln giữ vững tình yêu nồng cháy với đất nước, quê hương.
Câu 2: Một trong những thủ pháp độc đáo của PTD trong bài thơ là dùng cái
những cái khơng: khơng có kính, khơng có đèn, khơng có mui xe…Những cái khơng là biểu hiện những cái khó khăn, thiếu thốn mà người lính phải trải qua. Những cái không này là biểu hiện của một cái có: ‘trong xe có một trái tim”. Như vậy, chỉ cần có tình u nước, chỉ cần có quyết tâm vì Miền Nam phía trước, tất cả những cái khơng đó đều sẽ được vượt qua. Người lính tuy chiến đấu với trang thiết bị thơ sơ nhưng họ tự làm giàu có mình bằng tình u, bằng niềm tin vào cuộc chiến đấu này. Bởi thế, chiếc xe đã chạy bằng chính trái tim và xương máu của người lính.
Câu 3:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đè nghị luận * Thân đoạn: Cần có các ý sau:
- Nhận thức được vai trò , trách nhiệm của thế hệ trẻ: thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, đất nước mạnh hay yếu đều tùy thuộc vào lớp trẻ. Bởi vậy, những người trẻ hôm nay cần nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, gánh vác những trách nhiệm mà cha ông giao cho.
- Đặc điểm , tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay:
+ Chúng ta vẫn giữ được những thành quả cách mạng của ông cha, đanng trên đà phát triển, hướng tới là một nước công nghiệp giàu mạnh, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
+ Chúng ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi, phát triển song cũng có khơng ít thách thức.
+ Chủ quyền của dân tộc vẫn thường đe dọa, nhất là trên biển Đông. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay:
+ Khắc sâu công ơn của các thế hệ đi trước, bảo vệ giữ gìn nền hịa bình, độc lập tồn vẹn lãnh thổ.
+ Biến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trở thành sự thực.
+ Đưa nước ta sánh ngang tầm các nước phát triển trên thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Những việc nên và không nên của lớp trẻ hiện nay.
+ Nên ra sức học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng (nhất là học ngoại ngữ), rèn luyện thể chất để có sức khỏe, trí tuệ, phục vụ cho cơng cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
+ Nên sống chủ động, tự lập, phát huy thế mạnh của người Việt: cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, nhân ái, ham học hỏi,..tránh xa lười biếng, ỷ lại, sự ích kỉ, đố kị; nên mạnh dạn sáng tạo, tránh sự dập khn, máy móc; u lao động, tránh lãng phí thời gian vào những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội hay những thứ vô bổ như rượu, bia, thuốc lá, cờ bạc…
+ Nên đề cao cảnh giác và sự tỉnh táo trước những âm mưu chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; sắn sàng chiến đấu khi tổ quốc cần.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề