- Đoàn thuyền đánh cá được tái hiện trên nền thiên nhiên bao la, rộng mở: chiều
PHIẾU HỌC TẬP SỐ
Cho câu thơ sau: “ Cá nhụ cá chim cùng cá đé”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện 2 khổ thơ? Nêu nội dung
chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” và câu
thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
Câu 3: Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ và những biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ
em vừa chép? Nêu tác dụng?
Câu 4: Chép chính xác câu thơ trong bài “ Quê hương” của Tế Hanh cũng nói về
lịng biết ơn của người ngư dân khi thu được những mẻ cá đầy khoang?
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó? Có sử dụng một
phép liên kết câu đã học.
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
biển đảo nước ta?
Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác
Nội dung: Hai khổ thơ đã thể hiện sự giàu có, phong phú và nâng tấm lịng hào phóng, bao dung của biển cả.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” và câu
thơ “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”?
- Câu thơ “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” miêu tả cảnh biển đêm vừa lung linh, lấp lánh ánh vàng vừa dào dạt âm thanh. Những ánh sao trên trời in bóng xuống mặt biển, sáng vàng rực rỡ. Sóng biển đu đưa tưởng như sao trời đang lùa nước Hạ Long. Nhịp sóng biển được ví nhưu nhịp thở của màn đêm.
Câu thơ: “Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” miêu tả khơng gian tràn ngập ánh trăng. Trăng soi sáng, in bóng xuống mặt biển. Sóng vỗ, đưa ánh trăng xô mạn thuyền tạo nên những âm thanh như tiếng gõ thuyền gọi cá của người dân chài. Phép nhân hóa khiến “trăng” trở nên sinh động, có hồn, như một người bạn cùng đồng hành với con người trong công cuộc đánh cá. Giữa con người và thiên nhiên có sự hào hợp tuyệt đẹp!
Câu 3: - Biện pháp liệt kê: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song-> tác giả đã miêu tả sự
phong phú và giàu có của biển cả quê hương qua những loài cá vừa quý hiếm lại vừa ngon của biển cả.
- Hình ảnh ẩn dụ “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực lồi cá song, thân dài, trên vảy có những chấm nhỏ màu đen hồng
+ Gợi hình ảnh về đồn cá song như một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm, đã tạo nên một cảnh tượng thật lộng lẫy và kì vĩ
- Hình ảnh nhân hóa “cái đi em vẫy trăng vàng chóe”:
+ Miêu tả động tác quẫy đi của một chú cá dưới ánh trăng vàng chiếu rọi
+ Gợi một đêm trăng đẹp, huyền ảo mà ánh trăng như thếp đầy mặt biển khiến cho đàn cá quẫy nước mà như quẫy trăng
- Hình ảnh nhân hóa “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”: + Tả nhịp điệu của những cánh sóng
+ Gợi nhịp thở của biển, vũ trụ lúc đêm về. Biển như mang linh hồn của con người, như một sinh thể cuộn trào sức sống
+ Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”:
. Biển tựa như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời
. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương
Câu 4: - “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”( Quê hương- Tế Hanh) Câu 5: Đoạn văn tham khảo:
Hai khổ thơ trên trích trong văn bản “ Đồn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận đã rất thành công trong việc thể hiện sự giàu có, phong phú và nâng tấm lịng hào phóng, bao dung của biển cả. Sau khi đã giăng lưới, những người dân chài lại hướng mắt quan sát biển cả quê hương. Trước mắt họ là biển cả lúc ban đêm mà đẹp lóng lánh như một bức tranh sơn mài. Biên pháp liệt kê cá nhụ, cá chim, cá song, …đã làm cho thế giới loài cá kia dày đặc, cả bày cá như bầy tiên đang khiêu
vũ. Người lao động nhìn bầy cá bơi lội, nghe sóng vỗ rì rầm mà tưởng như : “ Đêm thở- sao lùa nước Hạ Long”. Hình ảnh nhân hóa đã khiến biển như mang linh hồn của con người, như một sinh thể cuộn trào sức sống. Phải là người yêu lao động, yêu biển sâu nặng, Huy Cận mới có thể viết được những câu thơ hay như thế. Vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi nhưng nó là chứng nhân chứng kiến sự hoạt động của con người. Khơng khí lao động mỗi lúc một hào hứng, hăng say. Nhưng công việc đánh cá vốn nặng nhọc vất vả, nhưng nhờ tình yêu lao động, sự tin tưởng cuộc sống mới và cảm hứng lãng mạn đã chi phối hồn thơ Huy Cận khiến cho công việc của họ trở nên nhẹ nhàng, phơi phới, đầy chất thơ. Họ hát để gọi cá, người lao động chỉ cần “ hát bài ca gọi cá vào”. Thiên nhiên không chỉ là nơi diễn ra công việc lao động mà còn lao động cùng con người, giúp con người “ đuổi cá vào lưới”. Trăng gõ mạn thuyền, sao lùa dưới nước, việc làm của họ hài hòa cùng thiên vũ trụ. Kết quả của chuyến ra khơi, họ thu được cững mĩ mãn với những chùm cá nặng. Đó là sự đền đáp của biển khơi dành cho những người lao động miệt mài, hăng say.” Vẩy bạc, đi vàng” vừa là hình ảnh tả thực về những con thuyền đầy ắp cá đang chào đón bình minh, vừa là ánh bạc, ánh vàng của cuộc sống đang mở ra trước mắt người lao động. Hình ảnh so sánh biển “như lòng mẹ”, biển tựa như nguồn sữa khổng lồ đã nuôi dưỡng con người tự bao đời. Thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương. Ẩn sau khổ thơ, ta thấy lòng biết ơn của con người trước ân tình của quê hương đất nước.
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
biển đảo nước ta?
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Biển đảo có vai trị quan trọng đối với cuộc sống
con người và với sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.
* Thân đoạn: Cần đảm bảo các ý sau
- Đối với cuộc sống con người:
+ Biển đảo là nơi sinh sống của một bộ phận không nhỏ người dân nước ta. + Cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú cho con người: cá, tôm, cua, mực, ghẹ…
- Đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước
+ Biển đảo là tài nguyên quý giá để phát triển các ngành kinh tế như khai thác hải sản, khoáng sản biển ( dầu mỏ, titan…) , muối, du lịch…
+ Là cửa ngõ giao thông với nhiều quốc gia khác.
+ Vùng biển nước ta cịn có vị trí đặc biệt quan trọng về qn sự, alf biên giới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công của các thế lực xâm lược.
*Kết đoạn: Vì vậy, cần chú trọng gìn giữ chủ quyền trên biển, khai thác hợp lí các
nguồn lợi từ biển, bảo vệ môi trường biển.