Cho câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Nêu hoàn cảnh
sáng tác bài thơ? Nêu nội dung chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 2: Nêu bố cục của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá? Với việc tạo ra bố cục như
vậy, nhà thơ Huy Cận muốn gửi gắm điều gì?
Câu 3: Kể tên một văn bản khác cũng được sáng tác trong một chuyến đi thực tế,
cho biết tên tác giả?
Câu 4: Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong 2 câu thơ đầu của đoạn. Câu 5: Biển nước ta ở phía Đơng, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tai sao
Huy Cận lại viết “Mặt trời xuống biển”. Cách viết đó tưởng như vơ lí nhưng lại có lí ở chỗ nào?
Câu 6: Cảm nhận về đoạn thơ trên bằng đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 8 –
10 câu) sử dụng 1 câu chứa thành phần phụ chú, gạch chân. Gợi ý:
Câu 1: Hs chép chính xác
- HCST: 4/10/1958 – thời kì đầu miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhà thơ đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Nội dung: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ.
Câu 2: Bố cục bài thơ: theo hành trình một chuyến ra khơi của đồn huyền đánh
cá- theo trình tự thời gian:
+ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi - khi hồng hơn bng xuống. + Đồn thuyền đánh cá trên biển- khi có trăng đẹp.
+ Đồn thuyền đánh cá trở về- khi bình minh một ngày mới bắt đầu.
-> Hành trình của đồn thuyền gắn với sự chuyển biến của thời gian: đoàn thuyền ra đi vũ trụ kết thúc một ngày; đoàn thuyền trở về khi vũ trụ bắt đầu một ngày mới. => Việc tạo ra bố cục như vậy, nhà thơ Huy Cận muốn ngợi ca hình ảnh con người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên, vũ trụ. Con người hoạt động nhịp nhàng với vũ trụ. Qua đó, Huy Cận bộc lộ niềm tự hào, niềm tin tưởng vào cuộc sống nở hoa bắt đầu từ lao động.
Câu 3: Một văn bản khác cũng được sáng tác trong một chuyến đi thực tế:
Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
Câu 4: Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ:
+ So sánh: Hình ảnh “Mặt trời” với hình ảnh “hịn lửa”, giữa hai hình ảnh có sự tương đồng về màu sắc và hình khối. Cách so sánh làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cảnh biển lúc hồng hơn.
+Ẩn dụ “sóng đã cài then đêm sập cửa” tạo liên tưởng thật đẹp, vũ trụ là mái nhà, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng dài chuyển động là những chiếc then.
+ Nhân hóa: Sử dụng câu từ chỉ hành động của con người :”xuống, cài, sập” để chỉ hành động của thiên nhiên,làm cho cảnh thiên nhiên thật sinh động.
Câu 5: Biển nước ta ở phía Đơng, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển nhưng
lí ở chỗ, điểm nhìn của đang ở trên thuyền, ngồi khơi xa hoặc trên một hịn đảo xa đất liền: Ơng nhìn về phía Tây sẽ thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Hình ảnh đó là thực nhưng cũng có thể là hình ảnh trong cảm quan nghệ thuật của nhà thơ.
Câu 6:
*Về hình thức: Đoan văn viết theo lối tổng- phân- hợp, khoảng 8-10 câu, có sử dụng một câu chứa thành phần phụ chú( gạch chân)
* Về nội dung: Gồm ý cơ bản sau:
Mở đoạn: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Đồn thuyền đánh cá” của Huy
Cận, đã rất thành công trong việc thể hiện cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm trạng náo nức của người đi biển vào đêm thật kì vĩ, tráng lệ.
Thân đoạn:
- Vũ trụ như 1 ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng hiền hịa chạy ngang trên biển như những chiếc then cài cửa. - Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với nhân hóa trong câu thơ “Sóng đã......cửa” tạo cho câu thơ một sức hấp dẫn riêng.
- Hình ảnh “Mặt trời” với hình ảnh “hịn lửa”, giữa hai hình ảnh có sự tương đồng về màu sắc và hình khối. Cách so sánh làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cảnh biển lúc hồng hơn. Mặt trời – một hòn lửa khổng lồ, đang từ từ lặn xuống
biển.
- Thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu một ngày lao động mới. Hình ảnh “câu hát căng buồm” – Cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát ở con người có sức mạnh làm căng cánh buồn. Câu hát là niềm vui, là niềm say xưa hứng khởi của những người lao động yêu nghề, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi,làm giàu cho Tổ Quốc.
Kết đoạn: Bằng việc sử dụng các biện, pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ, Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp của cảnh biển về đêm và khơng khí rạo rực của người lao động, từ đoạn thơ cho em thêm yêu thiên nhiên, yêu biển, đặc biệt là tình yêu lao động.
Thành phần phụ chú:
Mặt trời – một hòn lửa khổng lồ, đang từ từ lặn xuống biển