Câu kết đoạn: Bằng nghệ thuật nhân hóa cùng với thể thơ năm chữ,

Một phần của tài liệu chuyen de tho hien dai ki 1 lop 9 (Trang 66 - 70)

Nguyễn Duy đã cho chúng ta một bài học sâu sắc về lẽ sống: sự chung thủy, biết ơn quá khứ, ân nghĩa thủy chung là một lối sống đẹp đáng để chúng ta suy ngẫm.

10.

Trong chương trình ngữ văn lớp 9 em đã học, một số bài thơ có hình ảnh vầng trăng là:

+”Đồn thuyền đánh cá” – Huy Cận

Câu thơ: “Cái đi em quẫy trăng vàng chóe”

+”Đồng chí” – Chính Hữu – Câu thơ “Đầu súng trăng treo”  Phân tích và so sánh trăng trong 3 câu thơ

- Trăng trong bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy là một người bạn ân nghĩa, thủy chung, tình cảm ln vẹn ngun.

- Cịn ánh trăng trong bài “Đồn thuyền đánh cá” của Huy Cận lại chỉ vẻ đẹp của biển cả với nhiều màu sắc rực rỡ.

- Trăng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu lại là 1 hình ảnh lãng mạn. Trăng cho thấy đêm đã về khuya,trăng xuống thấp dần như chạm vào đầu ngọn súng tạo cảm giác trăng treo đầu súng. Trăng ở đây còn thể hiện 1 ước mơ hịa bình, một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

*Như vậy Trăng trong cả 3 bài thơ có sự khác nhau nhưng mỗi sự khác nhau ấy là một vẻ đẹp của cuộc sống: vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của sự ước mơ.

VĂN BẢN: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (Nguyễn Khoa Điềm)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Bài thơ “ Khúc hát ru…” gồm mấy khúc hát? Mỗi khúc hát đều có đặc điểm gì?

Điều đó có ý nghĩa gì?

2. Người mẹ Tà-ơi làm cơng việc gì? Hình ảnh người mẹ được miêu tả ra sao? 3. Lời ru của người mẹ có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

1. Bài thơ gồm 3 khúc hát, mỗi khúc hát đều được mở đầu bằng hai câu : “ Em cu

Tai ngủ trên lưng mẹ/ Em ngủ cho ngoan đừng dời lưng mẹ”, có ý nghĩa: - Tạo giai điệu nhịp nhàng, êm ái, thiết tha như tấm lòng người mẹ.

- Tái hiện hình ảnh quen thuộc của các bà mẹ miền núi, gợi cuộc sống khó khăn gian khổ thời kháng chiến.

2. Người mẹ Tà –ôi vừa địu con, vừa giã gạo. Người mẹ được miêu tả qua hình ảnh “mồ hơi mẹ rơi”, “ vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối”, lưng làm nôi cho con, gợi sự vất vả, tảo tần. Song ở người mẹ ấy vẫn cất lên những lời ru từ trái tim chan chứa tình yêu thương con-“tim hát thành lời”…

3.

Lời ru của người mẹ:

- “ Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội”: bộc lộ tình yêu thương con, tình yêu cách mạng.

- “ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”: ước mong về một ngày mai no ấm, tươi sáng.

- “ Mai sau con lớn vung chày lún sân”: mong con khôn lớn, sức khỏe phi thường. -> Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của người mẹ Tà-ơi: chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh, yêu con , yêu nước

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Cho đoạn thơ: “ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ………………………………

Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi…” 1. Xét theo mục đích nói, câu thơ “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ/ em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi” thuộc kiểu câu gì?

2. Tìm một cặp từ trái nghĩa có trong khổ thơ và nêu tác dụng của cặp từ đó? 3. Phân tích giá trị cuả phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ?

4. Lời ru của mẹ ở khúc hát thứ hai này có ý nghĩa gì?

5. Tìm và chỉ rõ kiểu thành phần biệt lập trong câu thơ: “ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.”

Gợi ý:

1. Xét theo mục đích nói, hai câu thơ trên là câu cầu khiến.

2. Cặp từ trái nghĩa “to”( lưng núi)>< “nhỏ”( lưng mẹ) làm nổi bật hơn nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà mẹ địu con lên rẫy cuốc đất, tỉa hạt. Núi rừng thì hùng vĩ

mà dáng mẹ nhỏ bé, hao gầy, thật là gian khó chồng chất! Nhưng chính ở hồn cảnh đó, vẻ đẹp cần cù, chịu khó của mẹ càng được tô đậm.

3. Phép tu từ ẩn dụ: “ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“|Mặt trời của mẹ” là em cu Tai. Ngầm ví em như mặt trời, người mẹ khẳng định em là nguồn vui, nguồn hạnh phcs, nguồn sống sưởi ấm trái tim và tâm hồn mẹ; đồng thời cho thấy tình yêu lớn mẹ dành cho em.

4. Lời ru của mẹ ở khúc hát thứ hai:

- Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói: bộc lộ tình thương con, tình thương bn làng, gợi những nghèo khổ cơ cực của buôn làng.

- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều: mong ước cuộc sống ấm no.

- Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi..: mong con trở thành người lao động mạnh mẽ biết phát rẫy, làm nương, mang lại cuộc sống ấm no cho bn làng.

-> Đó là một bà mẹ u lao động, yêu con, yêu làng sâu sắc. 5. Thành phần gọi đáp: “a-kay-ơi”, “a-kay-hỡi”

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” có câu thơ:

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời.” a/ Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?

b/ Chép chính xác năm câu thơ trước hai câu thơ trên.

c/ Có kiến cho rằng trong tác phẩm khơng chỉ có một lời ru. Theo em điều đó có đúng khơng?

d/ Viết một đoạn văn 10 câu theo cách tổng - phân- hợp trong đó sử dụng câu hỏi tu từ, câu tình thái để phân tích đoạn thơ em vừa chép.

* Gợi ý:

a. Hai câu thơ trên vừa tả việc làm của mẹ, vừa biểu hiện tình cảm, xúc động của mẹ với con, với bộ đội cách mạng. Người mẹ nhỏ nhắn vừa giã gạo, vừa địu con

trên lưng. Trong lúc lao động cật lực, mẹ vẫn chăm chú đến giấc ngủ của con. Câu thơ gợi lên hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó trong lao động và vơ cùng yêu con.

b. Chép năm câu thơ trước hai câu thơ trên:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hơi mẹ rơi má em nóng hổi.

c/ Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” khơng chỉ có một lời ru:

Bài thơ có ba khúc hát, mỗi khúc hát được tạo nên bằng hai lời ru ( Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ).

- Lời ru “ em” ( Tác giả nhập vai) được mở đầu bằng câu: “ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi.”

- Lời ru “ con”( mẹ) được mở đầu bằng câu: “Ngủ ngoan a - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi”.

d. Viết đoạn văn:

* Nội dung.

- Câu chủ đề: Hình ảnh người mẹ Tà-ơi chịu thương chịu khó trong lao động và vơ cùng yêu con.

Một phần của tài liệu chuyen de tho hien dai ki 1 lop 9 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w