Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu a90c34c7174d082dtai-lieu-hoi-nghi-0501202273805CH (Trang 29 - 39)

Tham luận về “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của Bộ Tài chính”

1. Vai trị của đội ngũ công chức, viên chức

Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơng tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Nhận thức được vai trị tiên quyết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với chất lượng hoạt động hành chính Nhà nước, Chính phủ đã đề ra một trong 05 mục tiêu quan trọng của Chương trình tởng thể cải cách hành chính nhà nước là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

Trong bối cảnh thế giới đang trải qua sự biến đổi vô cùng mạnh mẽ trên cơ sở ứng dụng các thành quả của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đội ngũ cơng chức, viên chức cần có phẩm chất, năng lực, trình độ tương xứng thì mới có thể thực hiện cơng vụ có hiệu quả, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và đóng góp vào sự nghiệp phát triển của đất nước được tốt hơn. Một trong những trụ cột quan trọng nhất của Cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 chính là chuyển đởi số, vận dụng cơng nghệ kỹ thuật số để quản lý, phân tích và giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh.

Chuyển đởi số là q trình thay đởi tởng thể và tồn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc, và phương thức sản xuất dựa trên các cơng nghệ số. Chuyển đởi số chính là địn bảy để các thành quả Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thay đởi tồn diện mọi mặt của đời sống xã hội, tạo đà tăng trưởng để Việt Nam bứt phá trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.

Vì vậy, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của khoa học công nghệ; u cầu về tính cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơng chức trong thực thi hành cơng vụ; q trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và môi trường tồn cầu hóa, địi hỏi nâng cao năng lực trình độ chun mơn, tăng cường năng lực giải trình, cơng khai minh bạch về quy trình thủ tục và trách nhiệm thực thi công vụ của của công chức, viên chức; đồng thời yêu cầu công chức, viên chức phải nhạy bén, thích ứng với diễn biến tình hình kinh tế-xã hội của khu vực và thế giới thì việc quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc và chủ động trong môi trường kỹ thuật số là vô cùng quan trọng.

2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chuyển đổi số ở Việt Nam

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt luôn quan tâm đến Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuyển đởi số. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2019 về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu quan điểm “Khai

thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; Nghị quyết số

52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xác định “Chủ động, tích cực tham gia cuộc

Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội …”, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2025 “cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội”. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đởi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 “nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh

tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp cơng nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu”. Đặc biệt, một trong những khâu đột phá chiến lược trong Nghị

quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là … “chú trọng phát triển

hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”.

3. Tình hình chuyển đổi số của Bộ Tài chính

Với tởng số gần 70.000 cơng chức, viên chức làm việc tại 34 đơn vị phân bố từ Trung ương đến địa phương, Bộ Tài chính là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách, hải quan, kế tốn, kiểm toán độc lập, giá, chứng khốn, bảo hiểm, hoạt động dịch vụ tài chính, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số. Theo Chương trình Chuyển đởi số quốc gia, lĩnh vực tài chính-ngân hàng, với đặc thù là lĩnh vực có độ mở, độ mới và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, được xác định là lĩnh vực ưu tiên chuyển đởi số hàng đầu. Do đó, Bộ Tài chính đã và đang chủ động, quyết liệt triển khai nhiệm vụ xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số quốc gia hiện đại, bền vững, đạt chuẩn quốc tế.

Bộ Tài chính là Bộ đầu tiên trong 22 bộ, cơ quan ngang bộ đã tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong ngành từ năm 2018. Ngày 09/3/2018, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách. Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã tập trung xây dựng, ban hành các kế hoạch hành động để tổ chức triển khai đồng bộ các Nghị quyết, Chương trình xây dựng Chính phủ số, Chính phủ điện tử của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các giao dịch điện tử, giao dịch số trên mơi trường mạng, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ; Nghị định số 87/2012/NĐ-CP quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại,… .

Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng, phát triển Tài chính điện tử hướng tới Tài chính số, Bộ Tài chính đã và đang tập trung nguồn lực nhằm ưu tiên phát triển 04 nền tảng đóng vai trị “trụ cột” trong xây dựng phát triển Tài chính điện tử hướng tới Tài chính số gồm:

Thứ nhất, nền tảng cơ sở dữ liệu Tài chính, bao gồm các cơ sở dữ liệu chuyên

ngành về Thuế, Hải quan, Chứng khốn, Thuế, Dự trữ, Thu-chi ngân sách, Nợ cơng, Tài sản công, Giá; Bảo hiểm, Vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Thứ hai, nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu ngành Tài chính để đảm bảo thơng

suốt huyết mạch dữ liệu của toàn ngành;

Thứ ba, nền tảng điện toán đám mây và hạ tầng truyền thơng thống nhất

ngành Tài chính;

Thứ tư, nền tảng định danh và xác thực điện tử đối với khách hàngsử dụng dịch vụ cơng nghệ thơng tin ngành Tài chính.

Xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đởi số, Bộ Tài chính chủ động, tích cực xây dựng các hệ thống cơng nghệ thơng tin để cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cơ quan, tổ chức và người dân, doanh nghiệp, cụ thể bao gồm:

- Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính: Khoảng 60% trong tởng số dịch vụ cơng trực tuyến được kết nối, tích hợp lên Cởng Dịch vụ công quốc gia.

- Hệ thống Thanh toán điện tử Liên kho bạc, Thanh toán liên ngân hàng, Thanh toán song phương với các Ngân hàng thương mại: chuyển từ phương thức

thanh tốn thủ cơng sang phương thức điện tử, việc thanh tốn chuyển tiền tính bằng ngày trở thành gần như tức thời.

- Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa Quốc gia: được triển khai từ năm 2014 trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ Hải quan Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan triển khai cơ chế Hải quan một cửa Quốc gia theo cam kết của Chính phủ Việt Nam.

- Hệ thống kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử: được triển khai từ 2012 đến nay đã góp phần tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cải thiện đáng kể Chỉ số nộp thuế của Việt Nam, nâng cao vị trí của nước ta trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.

Những nỗ lực, kết quả trong xây dựng Bộ Tài chính điện tử hướng tới Bộ Tài chính số trong suốt những năm vừa qua đã được đánh giá, ghi nhận bằng kết quả Bộ

Tài chính 08 năm liên tiếp đứng đầu Bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam của khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (năm 2013-2020).

4. Yêu cầu đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số

Chuyển đổi số đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với bộ máy quản lý hành chính nhà nước nói chung và đội ngũ cơng chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính nói riêng. Hạ tầng kỹ thuật và nền tảng cơng nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể phát huy được tác dụng nếu đội ngũ công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu năng lực trong tình hình mới.

Tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã thẳng thắn đánh giá mức độ chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư của nước ta còn thấp. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số đến nay được triển khai quyết liệt, đạt được một số thành quả đáng khích lệ, nhưng vẫn cịn gặp phải nhiều lực cản, hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân chủ quan là nhận thức về chuyển đởi số trong hệ thống chính trị cịn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất; tư duy đổi mới của bộ phận công chức (nhất là công chức lãnh đạo) chưa bắt kịp với yêu cầu và nhịp độ của q trình chuyển đởi từ mơi trường làm việc truyền thống sang mơi trường số. Vì vậy, khi thực hiện chuyển đổi số, đội ngũ công chức, viên chức cần đạt những điểm cơ bản sau:

(1) Hình thành tư duy chuyển đởi số trong xây dựng và thực thi chính sách: Nhanh chóng phát hiện những khiếm khuyết, điểm nghẽn trong hệ thống các quy trình, thủ tục hiện nay để có biện pháp cải cách, khắc phục bằng biện pháp kỹ thuật khi chuyển sang mơi trường chính phủ số. Đồng thời, cơng chức, viên chức sẽ phải hình thành tư duy chuyển đởi số ngay từ khâu xây dựng, hoạch định chính sách để đảm bảo các quy trình, quy chế có thể được thực hiện, triển khai nhanh chóng trên các nền tảng số, tránh sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực của nhà nước và xã hội trong việc chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang mơi trường số.

(2) Phải có kỹ năng khai thác và phân tích số liệu:

Việc số hóa các văn bản, tài liệu tạo ra kho dữ liệu rất lớn được lưu trữ trong máy chủ của các cơ quan, đơn vị. Kho dữ liệu này là nguồn tài ngun số vơ cùng q giá nhưng việc có phát huy được hết giá trị của nguồn tài nguyên này hay không phụ thuộc vào năng lực khai thác, tởng hợp và phân tích dữ liệu của đội ngũ công chức, viên chức. Nguồn thông tin, dữ liệu dù dồi dào đến đâu nhưng nếu không được xử lý, phân tích một cách kỹ lưỡng, khoa học thì vẫn khơng thể phản ánh đúng thực trạng vấn đề, không thể trở thành nguyên liệu cho công tác xây dựng và hoạch định chính sách. Thực tế đó địi hỏi đội ngũ công chức, viên chức phải có kỹ năng sử dụng các phần mềm thơng kê, phân tích dữ liệu, trình bày một cách logic, khoa học trong các báo cáo để làm cơ sở tham mưu cho các cấp lãnh đạo, quản lý. Về dài hạn, việc ứng dụng đại trà các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng số sẽ u cầu cơng

chức phải am hiểu ít nhất một ngơn ngữ lập trình. Trong kỷ ngun khoa học cơng nghệ, kinh tế tri thức, công chức, viên chức không chỉ cần khả năng ứng dụng công nghệ một cách thụ động mà phải làm chủ được cơng nghệ mà mình sử dụng. Khi mà các thành quả khoa học công nghệ phát triển không ngừng nghỉ theo cấp số nhân, công chức, viên chức phải được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học, công nghệ thơng tin, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm và độc lập để có thể kịp thời cập nhật những thay đổi, tiến bộ mới nhất trong mơi trường số.

(3) Phải có trình độ, năng lực về ngoại ngữ

Trước u cầu của q trình chuyển đởi số và hội nhập quốc tế, công chức, viên chức nhất thiết phải có năng lực sử dụng ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, kỹ năng xử lý các văn bản tiếng nước ngoài sẽ là một yêu cầu nhiệm vụ quan trọng đối với công chức, viên chức trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã và đang tham gia ký kết nhiều văn kiện, hiệp định hợp tác quốc tế với tầm phạm vi, ảnh hưởng liên quan đến nhiều mặt của cơ chế quản lý nhà nước. Mặt khác, cơng chức, viên chức cần phải có khả năng giao tiếp thành thạo, hiệu quả bằng tiếng nước ngoài với các đối tác, đồng nghiệp quốc tế để nhanh chóng tháo gỡ các vưỡng mắc, giải quyết các vấn đề khẩn cấp phát sinh trong hợp tác và nhanh chóng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của nhà đầu tư và đối tác quốc tế.

(4) Tinh thần học tập suốt đời

Quá trình chuyển đởi số cũng đồng nghĩa các cơng việc có tính chất thủ cơng, rập khn, lặp đi lặp lại sẽ sớm được tự động hóa. Đội ngũ công chức, viên chức phát triển theo chiều sâu (chất lượng – tầm nhìn) thay vì theo chiều rộng (số lượng). Thực tế đó địi hỏi mỗi cơng chức, viên chức đạt trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý cơng việc và tầm nhìn chiến lược tương xứng với vị trí việc làm và tiêu chuẩn quốc tế nếu không sẽ trở nên dư thừa.

Sự bùng nổ của Internet và các nền tảng chia sẻ trực tuyến đã mở rộng cánh cửa kho tàng tri thức của nhân loại, cho phép mọi cá nhân được truy cập kiến thức ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào. Do đó, mỗi cơng chức, viên chức cần có tư duy học tập suốt đời, coi Internet là một môi trường học tập, thực hành kỹ năng, cập nhật

Một phần của tài liệu a90c34c7174d082dtai-lieu-hoi-nghi-0501202273805CH (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)