Bộ Nội vụ (Vụ Công chứ c Viên chức)

Một phần của tài liệu a90c34c7174d082dtai-lieu-hoi-nghi-0501202273805CH (Trang 43 - 49)

Tham luận về đổi mới cơ chế quản lý cơng chức theo vị trí việc làm

Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức nhằm xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả là nội dung lớn trong chủ trương cải cách của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những nội dung cốt lõi của việc cải cách chế độ công vụ, công chức là tiến hành xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã xác định một trong những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách chế độ công vụ, cơng chức là “xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức… trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức, từng cơ quan nhà nước rà sốt lại đội ngũ cơng chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố trí lại cho phù hợp”. Như vậy, xác định vị trí việc làm là nội dung quan trọng để thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức. Bản chất của việc xác định vị trí việc làm là xác định trong một cơ quan, tở chức có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người với những tiêu chuẩn, năng lực gì để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tở chức đó. Qua xác định vị trí việc làm, sẽ giúp cơ quan, tở chức phát hiện những chồng chéo về nhiệm vụ của các vị trí việc làm trong các cơ quan, tở chức; phục vụ hiệu quả sắp xếp lại đội ngũ công chức; qua xác định vị trí việc làm các cơ quan, tở chức sẽ có thể tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cơng chức phù hợp với vị trí việc làm, loại bỏ những cơng chức khơng đáp ứng u cầu cơng việc, góp phần thực hiện tinh giản biên chế.

Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 đã xác định một trong những nguyên tắc quản lý công chức là “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế”; đồng thời đưa ra vào quy định và định nghĩa về vị trí việc làm "là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí cơng chức trong cơ quan, tở chức, đơn vị". Triển khai thi hành các Luật trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cơng chức, trong đó Chính phủ giao trách nhiệm Bộ Nội vụ “xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển đội ngũ cơng chức; phân công, phân cấp quản lý cơng chức và biên chế cơng chức; vị trí việc làm và cơ cấu công chức”.

Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đặt ra yêu cầu cải cách chính sách tiền lương phù hợp với từng nhóm đối tượng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất trong tồn hệ thống chính trị, việc xây dựng vị trí việc làm đối với cán bộ, cơng chức, viên chức trong các tở chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cần được nghiên cứu đổi mới cả về cách thức tiếp cận và phương pháp xác định.

1. Khái quát việc triển khai xây dựng vị trí việc làm thời gian qua

Việc xây dựng VTVL tại các cơ quan, tở chức hành chính (về ngun tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức; thẩm quyền quyết định, phê duyệt, quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ và Thơng tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục VTVL của 24 bộ, ngành Trung ương (khơng áp dụng với Bộ Quốc phịng và Bộ Công an) và 62 địa phương.

Đến nay, theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2000 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức (thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP) thì việc xây dựng danh mục VTVL đã có sự thay đởi, theo đó, Chính phủ giao trách nhiệm, thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hướng dẫn về VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương; xây dựng VTVL công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, việc xác định vị trí việc làm thời gian qua được triển khai thống nhất theo cách tiếp cận “từ dưới lên” với phương pháp tiến hành qua 08 bước: (1) Thống kê cơng việc; (2) Phân nhóm cơng việc; (3) Xác định yếu tố ảnh hưởng; (4) Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCCVC; (5) Xác định bảng danh mục vị trí việc làm; (6) Xây dựng bản mơ tả công việc; (7) Xây dựng khung năng lực; (8) Xác định ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm. Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu xác định vị trí việc làm vẫn cịn một số hạn chế, bất cập sau:

- Một là, việc xác định vị trí việc làm được tiến hành theo hướng tiếp cận “từ

dưới lên” và phê duyệt theo quyết định cá biệt đối với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất, liên thơng các vị trí việc làm có sự tương đồng về tính chất, mức độ phức tạp của công việc.

- Hai là, danh mục vị trí việc làm được xác định quá chi tiết (theo thực trạng

công việc và biên chế được giao) dẫn đến chưa bảo đảm tính thống nhất giữa các cơ quan, tở chức có sự tương đồng về loại hình tở chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao.

- Ba là, việc xác định vị trí việc làm gắn với ngạch tối thiểu (thấp nhất) chưa

phản ánh được tính chất, mức độ phức tạp theo yêu cầu của nhiệm vụ đối với từng vị trí. Thực tế cho thấy, một số vị trí việc làm có cùng tính chất, mức độ phức tạp nhưng lại áp dụng ngạch tối thiểu khác nhau. Theo đó, việc phân cơng nhiệm vụ cho CBCCVC chưa thực sự gắn với vị trí việc làm (có thể thay đởi ngạch mà khơng thay đổi việc làm hoặc phân công việc làm mới mà không thay đổi ngạch).

- Bốn là, việc xác định vị trí việc làm gắn với bố trí đội ngũ CBCCVC nên

chưa có tác động tích cực trong thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC.

2. Xây dựng vị trí việc làm theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII

Để đáp ứng mục tiêu cải cách tiền lương theo yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII, việc xác định vị trí việc làm đối với CBCCVC cần được nghiên cứu đổi mới theo hướng sau:

Để bảo đảm tính thống nhất trong tồn hệ thống chính trị, vị trí việc làm phải được xác định phù hợp với chức danh, chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và chức năng, nhiệm vụ do CBCCVC đảm nhiệm, bảo đảm tính hệ thống với cách tiếp cận “từ trên xuống - thống nhất - liên thông giữa các cấp quản lý và phù hợp với các quy định của Đảng và của pháp luật”. Theo cách tiếp cận này, vị trí việc làm đối với CBCCVC được xác định như sau:

- Các vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tở chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được xác định từ cao xuống thấp theo cấp quản lý, bảo đảm mối tương quan trong cả hệ thống chính trị.

- Các vị trí việc làm của công chức trong các cơ quan, tở chức hành chính được xác định theo 3 nhóm: (1) Nghiệp vụ chuyên ngành, lĩnh vực; (2) Nghiệp vụ chuyên môn; (3) Hỗ trợ, phục vụ. Trong đó, nhóm vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành, lĩnh vực được xác định phù hợp với phân quyền, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và được áp dụng liên thông giữa các cấp hành chính từ Trung ương đến cấp huyện; 02 nhóm vị trí việc làm cịn lại được sử dụng chung tại các cấp hành chính.

Trên cơ sở khung danh mục vị trí việc làm đối với CBCCVC được xác định theo cách tiếp cận, nguyên tắc, phương pháp nêu trên, các cơ quan được phân công xác định vị trí việc làm theo các nhóm có trách nhiệm thực hiện bước tiếp theo là xây dựng bản mô tả cơng việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm. Trên cơ sở khung danh mục và bản mơ tả cơng việc, khung năng lực vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện phân cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định vị trí việc làm của từng cơ quan, tở chức thuộc phạm vi quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức đó.

Triển khai thực hiện việc xây dựng danh mục VTVL, bản mô tả công việc và khung năng lực VTVL của hệ thống chính trị, trong thời gian qua, Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã xây dựng danh mục VTVL của hệ thống Chính trị, theo Bảng tởng hợp số lượng vị trí việc làm (VTVL) cán bộ, cơng chức trong hệ thống chính trị do Ban Tở chức Trung ương tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị thì VTVL cán bộ, cơng chức khối Chính phủ quản lý gồm 814 vị trí, trong đó: (1). Nhóm VTVL lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, trợ lý, thư ký: 132 vị trí (VTVL lãnh đạo, quản lý của Bộ, cơ quan ngang bộ là 36 vị trí; VTVL lãnh đạo,

quản lý đặc thù thuộc ngành, lĩnh vực là 20 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ là 10 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý của Ủy ban Giám sát tài

chính Quốc gia là 08 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý của Hội đặc thù là 03 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh là 32 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý đặc thù thuộc ngành, lĩnh vực (thuộc Chi cục) là 07 vị trí; VTVL lãnh đạo, quản lý ở cấp huyện là 12 vị trí; VTVL chức danh chuyên gia là 02 vị trí; VTVL chức danh trợ lý, thư ký là 02 vị trí). (2). Nhóm VTVL nghiệp vụ chun ngành: 616 vị trí. (3). Nhóm VTVL

chun mơn dùng chung: 48 vị trí. (4). Nhóm VTVL hỗ trợ, phục vụ: 18 vị trí.

Theo yêu cầu của Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 1581- CV/BTCTW24, hiện nay Bộ Nội vụ đang phối các Bộ, ngành để rà soát danh mục VTVL cán bộ, công chức đã được tổng hợp. Theo đó, danh mục, số lượng, tên VTVL cán bộ, cơng chức sẽ có sự thay đổi và phụ thuộc vào kết quả rà sốt, tởng hợp danh mục VTVL hiện đang được thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền thơng qua.

3. Một số nội dung lưu ý khi triển khai tuyển dụng, sử dụng quản lý cơng chức theo vị trí việc làm

a) Về tuyển dụng, sử dụng, bố trí, sử dụng cơng chức

Xác định vị trí việc làm khơng chỉ xác định khối lượng, số lượng công việc phải thực hiện ở một vị trí nhất định trong cơ quan, tở chức hành chính mà quan trọng hơn là phải xác định được đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp của cơng việc và trình độ chun mơn nghiệp vụ cần thiết của công chức để thực hiện cơng việc đó. Do đó, đây là cơ sở quan trọng để thực hiện tuyển dụng công chức vào các cơ quan, đơn vị, Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đã quy định “việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức”; quy định một trong những tiêu chuẩn, điều kiện của cơng chức dự thi nâng ngạch là "có năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cơng chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn".

Như vậy, khi xây dựng bản mô tả cơng việc và khung năng lực vị trí việc làm thì cơ quan, tở chức sẽ xác định các hoạt động và thời gian công chức phải thực hiện để hoàn thành từng cơng việc, từng hoạt động ở mỗi vị trí việc làm và kết quả (sản phẩm) cơng việc của vị trí việc làm cũng như điều kiện làm việc (trang thiết bị, phần mềm quản lý, phương tiện, môi trường làm việc, phạm vi hoạt động, quan hệ cơng tác) của từng vị trí việc làm, từ đó sẽ xác định khung năng lực cần có của cơng chức đảm nhận vị trí việc làm đó. Khung năng lực “là tập hợp các năng lực gắn với một chức danh hay vị trí cơng việc để hồn thành các cơng việc của chức danh hay vị trí cơng việc đó. Cụ thể, khung năng lực trả lời các câu hỏi sau: vị trí chức danh cơng việc địi hỏi người đảm nhận có những năng lực (phẩm chất, kỹ năng và kiến thức). Đồng thời, qua xây dựng bản mơ tả cơng việc và khung năng lực có thể xác định được tiêu chuẩn về chuyên mơn, kỹ năng cần thiết của từng vị trí việc làm. Đặc biệt, khung năng lực giúp xác định được các tiêu chí để lựa chọn ứng viên phù hợp với từng vị trí việc làm của cơ quan, tở chức. Dựa vào cấp độ yêu cầu cho từng năng lực, 24 Công văn số 1581-CV/BTCTW ngày 30/8/2021 của Ban Tở chức Trung ương về việc hồn thiện hệ thống vị trí việc làm cán bộ, cơng chức, viên chức

cơ quan hành chính nhà nước xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng, nâng ngạch cơng chức được rõ ràng và xác định cụ thể các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho vị trí việc làm đó và sử dụng thơng tin này làm tiêu chí đánh giá trong suốt q trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

b) Xác định biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức

Trong bối cảnh cải cách chế độ công vụ, cơng chức hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới việc xây dựng một bộ máy gọn nhẹ với đội ngũ cơng chức có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của nền công vụ. Tuy nhiên, do nhiều lý do, trong một thời kỳ dài bộ máy hành chính của chúng ta vẫn cịn cồng kềnh, biên chế làm việc trong các cơ quan HCNN cịn khá lớn, một bộ phận trong số đó làm việc kém hiệu quả, vẫn có cơng chức chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của nền công vụ hiện đại, “Cơ cấu cơng chức, viên chức cịn chưa hợp lý về số lượng, chức danh ngạch, chức danh nghề nghiệp; trình độ, độ t̉i, dân tộc, giới tính, nhất là tương quan cơ cấu giữa các cơ quan trung ương với các cơ quan địa phương”. Vì vậy, để xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện việc tinh giản biên chế. Tuy nhiên, “hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,

Một phần của tài liệu a90c34c7174d082dtai-lieu-hoi-nghi-0501202273805CH (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)