Tham luận về công tác triển khai thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; năm 2019, Sở Nội vụ Thanh Hóa đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án, thực hiện quy trình, thủ tục, báo cáo Bộ Nội vụ, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786 ngày 16/10/2019, sắp xếp 143 ĐVHC cấp xã thành 67 đơn vị. giảm 76 đơn vị.
UBND tỉnh Thanh Hóa tham luận về những kết quả và kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Tình hình triển khai, tổ chức thực hiện
a) Về công tác quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện: Ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị; xây dựng kế hoạch, phân công thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; tổ chức thơng tin, tun truyền; rà sốt, thống kê, kiểm kê, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, các điều kiện cần thiết, khắc các loại con dấu mới...
b) Về cơng tác kiện tồn, sắp xếp tở chức bộ máy ở cấp xã:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành các hướng dẫn về tở chức bộ máy chính quyền địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động khơng chun trách tại đơn vị hành chính mới; Ủy ban Mặt trận Tở quốc, Đồn thể chính trị - xã hội của tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc kiện tồn, sắp xếp tở chức bộ máy48. Theo đó, đến ngày 01/12/2019, tất cả các đơn vị hành chính mới đều đã hồn thành việc kiện tồn, tở chức bộ máy và chính thức hoạt động, đảm bảo sự thông suốt, liên tục trong lãnh đaọ, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành, quản lý của chính quyền cơ sở. Đồng thời với kiện tồn bộ máy trong hệ thống chính trị, đến nay tỉnh cũng đã hoàn thành việc sáp nhập 143 trạm y tế thành 67 trạm, quyết định hợp nhất, sáp nhập 458 hội thành 214 hội (giảm 244 hội), thành lập mới 05 hội, giải thể 01 hội và đổi tên 242 hội cho phù hợp với tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp.
Có thể nói, do là địa phương tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm nhất cả nước, các đơn vị hành chính mới của tỉnh có nhiều thuận lợi để chuẩn bị cho đại hội đảng bộ ở cơ sở nhiệm kỳ 2020-2025; cán bộ, đảng viên, nhân dân có nhiều thời gian để ởn định, tìm hiểu, hịa nhập, đồng thuận và thống nhất trong tổ chức thực hiện. Đến nay, công tác tổ chức đại hội Đảng bộ, bầu 48 Hướng dẫn số 05-HD/TU ngày 02/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh; Hướng dẫn số 122/HD-MTTQ-BTT ngày 24/6/2019 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Hướng dẫn số 45-HD/TĐTN-TCKT ngày 24/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; Hướng dẫn số 397- HD/HLHPN ngày 06/6/2019 của Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hướng dẫn số 187-HD/HNDT ngày 20/5/2019 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh; Hướng dẫn số 40-HD/CCB ngày 20/6/2019 của Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh tỉnh; Công văn số 1968/SNV-TCBC ngày 10/10/2019 của Sở Nội vụ
cử đại biểu Hội đồng nhân nhiệm kỳ 2021-2026 ở các đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp đã "thành công mỹ mãn", nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền đều có đủ phẩm chất, uy tín, năng lực chun mơn nghiệp vụ, trúng cử với tỷ lệ phiếu cao, đại diện cho các đơn vị trước khi sắp xếp, qua đó góp phần ởn định và tạo thuận lợi cho phát triển của đơn vị hành chính mới
c) Cơng tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động:
Tại các đơn vị hành chính trước khi thực hiện sắp xếp số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 2.842 người49, sau khi sắp xếp được bố trí 1.423 người, dơi dư 1.419 người, đến nay đã giải quyết được 944 người dôi dư (nghỉ hưu 195 người; nghỉ tinh giản biên chế 308 người; bố trí sang cơ quan đơn vị khác 441 người), số cơng chức dơi dư cịn lại 475 người, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, lộ trình bố trí, sắp xếp, đảm bảo đến năm 2025 số lượng bằng hoặc thấp hơn quy định. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư: Thực hiện thôi việc, chấm dứt hợp đồng 1.523 người, hiện nay đã bố trí đúng số lượng 614 người theo Nghị quyết số 232/2019/NĐ-CP của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Đánh giá những kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế
a) Những kết quả đã đạt được
- Được sự quan tâm của trung ương và đặc biệt là của Bộ Nội vụ, tỉnh Thanh Hóa là địa phương dẫn đầu, hồn thành xuất sắc vượt mục tiêu đề ra của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhập thơn, tở dân phố (tỉnh đã giảm 12% số đơn vị hành chính cấp xã và 26% số thơn, tở dân phố);
- Cơng tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa thực hiện đúng nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, diện tích tự nhiên bình qn mỗi đơn vị đạt 19,9 km2 (tăng 2,38 km2), dân số bình quân đạt 6.365 người (tăng 761 người); các đơn vị hành chính cấp xã mới đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
- Cùng với việc bố trí lại đội ngũ cán bộ, cơng chức tại các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, tỉnh đã triển khai bố trí số lượng cán bộ, cơng chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách theo Nghị định số 34, thực hiện bố trí cơng an chính quy; qua đó, tồn tỉnh sẽ giảm 2.495 cán bộ, cơng chức cấp xã; đến nay, tồn tỉnh đã hồn thành việc bố trí và làm giảm 25.613 người hoạt động không chuyên trách, tiết kiệm ngân sách mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
b) Một số tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh cũng cịn những tồn tại, hạn chế đó là: một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của sắp xếp đơn vị hành chính; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất, các thiết chế văn hóa; phải chuyển đởi nhiều giấy tờ; việc đặt tên gọi, sử
đụng công sở ở đơn vị hành chính mới ở một số địa phương cịn gặp khó khăn; số đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi sắp xếp lên tới 143 đơn vị, chiếm 22,50% nên tác động đến tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở, đơn vị sự nghiệp, khó khăn trong bố trí cán bộ, cơng chức, viên chức.
3. Những bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn thực hiện, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo một số kinh nghiệm để việc sắp xếp đơn vị hành chính được thuận lợi như sau:
(1) Thứ nhất: Công tác sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm ởn định chính trị - xã hội, hạn chế gây xáo trộn đến đời sống của người dân, sản xuất kinh doanh; quá trình thực hiện, tỉnh đã chỉ đạo đảm bảo an sinh xã hội, chính sách với hộ nghèo, hộ khó khăn tại các địa phương thực hiện sắp xếp, nhất là trong việc thực hiện chính sách đặc thù ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới.
(2) Thứ hai: Phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng; nỗ lực, quyết tâm của chính quyền các cấp; sự tham gia tích cực của mặt trận và đồn thể chính trị xã hội; phải phân cơng trách nhiệm gắn với đánh giá hồn thành nhiệm vụ cho từng cá nhân, tở chức liên quan; cách làm bài bản, chặt chẽ, hiệu quả, phải đề ra thời gian, lộ trình cụ thể để thực hiện.
(3) Thứ ba: Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng; coi trọng và làm tốt cơng tác tun truyền; kiên trì vận động, thuyết phục nhân dân trong quá trình thực hiện.
Kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, khơng để thành điểm nóng, gây chia rẽ trong nhân dân; các đơn thư, khiếu nại, kiến nghị về tên gọi, vị trí cơng sở... đều được giải quyết, qua đó tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của cán bộ, đảng viên và cử tri.
(4) Thứ tư: Sắp xếp đơn vị hành chính phải phù hợp với quy hoạch tởng thể, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng phương án sắp xếp gắn với phát triển đơ thị, qua đó đã thành lập 01 thị trấn, mở rộng 25 thị trấn và 03 phường, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ đơ thị hóa đến năm 2020 đạt 35% của tỉnh Thanh Hóa.
(5) Thứ năm: Phương án sắp xếp phải căn cứ theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mơ dân số; đồng thời phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý - tự nhiên, cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm quốc phịng an ninh, chính trị, trật tự xã hội.
(6) Thứ sáu: Phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, cơng chức, giải quyết dôi dư phải thận trọng, chặt chẽ, đúng quy trình, khách quan, cơng khai; lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chun mơn để tham gia công tác ở đơn vị hành chính mới; đồng thời phải có chế độ chính sách hợp lý cho cán bộ, cơng chức, viên chức dơi dư và có lộ trình bố trí, sắp xếp đúng số lượng quy định, nhưng cũng phải đảm bảo tính nhân văn để góp phần động viên đội ngũ khi thơi cơng tác (UBND
tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc do dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính).
4. Một số kiến nghị, đề xuất
a) Sau khi hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có 559 xã, phường, thị trấn; trong đó có 384 xã, phường, thị trấn thuộc 16 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng với trung bình 8,15 km2/đơn vị, 7.200 người/ đơn vị; 175 xã, thị trấn thuộc 11 huyện miền núi với trung bình 45 km2/ đơn vị, 5.300 người/ đơn vị. Từ thực tế nêu trên của tỉnh và qua tham khảo một số địa phương, Sở Nội vụ Thanh Hóa đề xuất một số ý kiến như sau:
- Đề xuất giữ nguyên quy định tiêu chuẩn quy mô dân số của thành phố và thị xã thuộc tỉnh như hiện nay; cụ thể thành phố thuộc tỉnh có quy mơ dân số từ 150.000 người trở lên (dự thảo đề xuất 180.000 trở lên); thị xã có quy mơ dân số từ 100.000 người trở lên (dự thảo đề xuất 120.000 trở lên).
- Đề xuất sửa đổi theo hướng giảm quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên đối với xã ở khu vực đồng bằng chỉ từ 10–15 km2 (quy định hiện nay từ 30 km2 là quá cao); đối vớithị trấn từ 05–07 km2 (quy định hiện nay từ 14 km2).
- Không áp dụng phân loại đô thị đối với nhập đơn vị hành chính nơng thơn vào đơn vị hành chính đơ thị để khuyến khích việc nhập đơn vị hành chính.
b) Hiện nay, các địa phương vừa hồn thành việc kiện tồn, sắp xếp tở chức bộ máy sau đại hội Đảng và bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Do đó, đề xuất thời gian và lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian tới chia làm 02 giai đoạn thực hiện gồm: (1) Giai đoạn từ năm 2024-2025; (2) Giai đoạn từ năm 2029- 2030 nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc sắp xếp, kiện tồn tở chức bộ máy, bố trí cán bộ, cơng chức gắn với đại hội Đảng bộ ở cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
c) Đề xuất trung ương nghiên cứu, bổ sung các quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp và trình tự, thủ tục trong giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã.
d) Theo quy định của Luật tở chức chính quyền địa phương, Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư số 04/2012/TT-BNV, quy định HĐND tỉnh có thẩm quyền "Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố"; HĐND cấp xã có thẩm quyền "Thông qua Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố", tuy nhiên lại không quy định thẩm quyền của HĐND cấp huyện.
Để tăng tính chủ động và đảm bảo tính linh hoạt trong việc sắp xếp thôn, tổ dân phố, Sở Nội vụ Thanh Hóa đề xuất bở sung thẩm quyền của HĐND cấp huyện về "Thông qua Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố" và chuyển thẩm quyền "Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố" của HĐND tỉnh thành thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh (như trước đây)./.