Tham luận về quản lý các chương trình, tài liệu, chứng chỉ đối với các ngạch cơng chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định vai trị, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường việc phân cấp, phân quyền trong đào tạo, bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng; phân loại chứng chỉ bắt buộc, không bắt buộc khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm tham gia các chương trình bồi dưỡng đối với CBCCVC, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC. Các quy định được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo sự thay đổi căn bản và sâu sắc trong quản lý các chương trình, tài liệu, chứng chỉ đối với các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thơng về chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
1. Thực trạng cơng tác quản lý các chương trình, tài liệu
Trong thời gian qua, nội dung về quản lý đào tạo, bồi dưỡng đã được triển khai khẩn trương và nghiêm túc, cụ thể: phân công, phân cấp tổ chức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và chính sách, chế độ đối với giảng viên; điều kiện và quyền lợi, trách nhiệm của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng CBCCVC trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đởi mới hình thức, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng hành chính cho cơng chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức.
Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành và đưa vào giảng dạy các chương trình lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính; bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. Các chương trình đã được xây dựng theo hướng giảm thời lượng giảng lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, tập trung bồi dưỡng các kỹ năng cho công chức thực thi nhiệm vụ. Yêu cầu các chương trình đảm bảo tính liên thơng, dễ dàng cập nhật, bám sát với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, các chương trình đã góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng đối tượng cán bộ, cơng chức trong thời gian qua. Trong đó, các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cơng chức có nội dung tốt nhất đáp ứng cả nội dung kiến thức lý luận và cả hướng dẫn nghiệp vụ cơng tác. Chương trình đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thiết thực, sát với thực tế cơng tác của các cơng chức ngạch chun viên, chun viên chính, chuyên viên cao
cấp. Tuy nhiên, mức độ trùng lắp của các chương trình là tương đối phở biến, chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp và tương đương nhiều nội dung trùng với chương trình chuyên viên chính và tương đương. Nội dung chương trình, tài liệu cịn nặng lý thuyết thiếu thực hành, thiếu các kỹ năng thao tác công việc, thiếu các bài tập tình huống và kinh nghiệm xử lý cơng việc tại cơng sở. Các chương trình tài liệu đều thiết kế và biên tập để giảng viên truyền đạt kiến thức theo phương pháp giảng dạy truyền thống, khó áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhất là sử dụng sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại. Hầu như các chương trình được thiết kế bước đầu bám sát chức trách và nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở các ngạch, chức danh công chức để mô tả công việc, kiến thức, kỹ năng cần có, trên cơ sở đó đưa ra các chương trình sát thực, nên tính thiết thực, hiệu quả không cao. Đối với chương trình bồi dưỡng dành cho các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, sự khác biệt mang đặc thù cấp học, bậc học chưa nhiều. Nhìn chung, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức hiện nay được xây dựng dựa trên cơ sở chủ quan của người viết, xuất phát từ khả năng "cung" nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu của người học. Tuy đã có nhiều cố gắng trong biên soạn và cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức hành chính và cán bộ, cơng chức cơ sở, song nhìn chung tiến độ biên soạn cịn chậm, nội dung các chương trình cịn lạc hậu so với yêu cầu.
Nội dung chương trình, tài liệu vẫn cần được rà sốt, chỉnh sửa, bở sung để hồn thiện hơn nữa. Phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đã được đổi mới nhưng vẫn còn khoảng cách với nhu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức và yêu cầu của hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Việc biên soạn các chương trình, tài liệu cịn chậm; chưa ban hành được hệ thống chương trình bồi dưỡng dành cho viên chức. Các chương trình bồi dưỡng các ngạch cơng chức tương đương, các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chậm được ban hành, gây khó khăn cho hoạt động bồi dưỡng cơng chức.
2. Quan điểm đổi mới công tác quản lý các chương trình, tài liệu, chứng chỉ
- Xác định rõ hình thức, nội dung bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng gồm: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm. Nội dung bồi dưỡng gồm: lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Đởi mới nội dung chương trình, tài liệu, phương thức bồi dưỡng, tránh trùng lặp về nội dung chương trình, tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm (vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chuyên mơn nghiệp vụ) góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC một cách thực chất; xây dựng các công cụ đánh giá năng lực của CBCCVC làm căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp, tránh trùng lặp về nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng.
- Chuyển từ đào tạo, bồi dưỡng sang học tập; chuyển từ bồi dưỡng kiến thức đến nâng cao năng lực: có nghĩa là CBCCVC ln ở trạng thái phát triển và học tập trong suốt quá trình làm việc và quá trình tự học. Chúng ta cần trang bị cho CBCCVC các năng lực cần thiết để thực hiện công việc. Vấn đề là ở chỗ năng lực vượt ra ngoài phạm vi của kiến thức để giải quyết các vấn đề thuộc thái độ và các kỹ năng. Chúng ta đang trong giai đoạn đầu chuyển sang phương pháp đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở năng lực, áp dụng một cách có điều chỉnh các hệ thống năng lực từ các nước phát triển sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhưng việc chuyển đổi hệ thống đào tạo từ truyền đạt kiến thức tới đào tạo trên cơ sở năng lực là một q trình phức tạp mà có thể phải mất hàng thế hệ mới có thể hồn thiện được. Điều này địi hỏi chúng ta phải có sự cam kết, theo đ̉i và kiên trì lâu dài theo cách tiếp cận từng bước một.
3. Đổi mới quản lý các chương trình, tài liệu, chứng chỉ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp, tránh trùng lặp về nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng; khơng quy định chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với cơng chức ngạch cán sự và tương đương, vì vị trí việc làm của ngạch cán sự chủ yếu thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ và quy định về tiêu chuẩn ngạch cán sự hiện hành khơng u cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước; để khắc phục sự trùng lặp về nội dung (phần kiến thức, kỹ năng chung về quản lý nhà nước) giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành hiện nay. Quy định công chức giữ các ngạch chuyên ngành tương đương cùng học 01 chương trình, tài liệu bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; phần nội dung theo yêu cầu của từng chuyên ngành sẽ thực hiện khi bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thực hiện theo phương án này sẽ cắt giảm được 61/64 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cơng chức hiện có.
Quy định viên chức mỗi chuyên ngành chỉ học 01 chương trình bồi dưỡng (khơng chia theo hạng chức danh nghề nghiệp như đối với công chức). Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng. Thực hiện quy định này sẽ cắt giảm được 89/145 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hiện có.
Quy định các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm bao gồm: chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (cấp vụ, cấp sở, cấp huyện, cấp phịng);
chương trình bồi dưỡng theo u cầu vị trí việc làm chun mơn nghiệp vụ (vị trí
việc làm nghiệp vụ chuyên ngành, vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, vị trí việc
làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung); chương trình, tài liệu bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
CBCCVC tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quốc phịng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Cơng chức phải hồn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi được bở nhiệm ngạch (chương trình này là bắt buộc trong cơng tác tuyển dụng, nâng ngạch công chức).
Bộ Nội vụ đã rà soát, đề xuất đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng (bỏ quy định phải thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi ban hành), bảo đảm đồng bộ với phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng CBCCVC.
Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng đối với viên chức chuyên ngành được giao quản lý. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tở chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, quản lý chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ đối với CBCCVC và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý.
Bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm quyền lợi của CBCCVC, cụ thể như sau: các cơ quan được giao xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải ban hành chương trình trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. CBCCVC có chứng chỉ hồn thành các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 thì khơng phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” và “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Nhưng muốn có cán bộ tốt thì cơ quan lãnh đạo, quản lý “phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quí báu”. Huấn luyện cán bộ phải làm thường xuyên để nâng cao trình độ giác ngộ, phương pháp tư tưởng, phẩm chất đạo đức và năng lực làm việc cho cán bộ: làm sao cho cán bộ, ngành nào phải rất thông thạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành ấy; làm sao cho bất cứ cán bộ nào cũng phải “vững về chính trị, giỏi về chun mơn”; thực hành khẩu hiệu “làm việc gì học việc ấy”./.
6. Bộ Nội vụ (Ban Tơn giáo Chính phủ)
Tham luận Cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo năm 2021 và phương hướng công tác năm 2022 – Một số kiến nghị, đề xuất
Ban Tơn giáo Chính phủ đồng tình và nhất trí cao với nội dung báo cáo Tởng kết công tác năm 2021 và dự kiến chương trình cơng tác năm 2022 của ngành Nội vụ. Ban Tơn giáo Chính phủ xin báo cáo và làm rõ thêm một số tình hình và kết quả cơng tác năm 2021 và chương trình cơng tác năm 2022 của ngành quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.
1. Về tình hình tín ngưỡng, tơn giáo năm 2021
Năm 2021, các hoạt động tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định, thuần túy tôn giáo, tuân thủ pháp luật, theo đúng Hiến chương, Điều lệ, tơn chỉ mục đích của tổ chức tơn giáo đề ra; xu hướng hoạt động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc ngày càng thể hiện rõ nét trong tất cả các tổ chức tơn giáo. Tính đến hết tháng 11/2021, Nhà nước
ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau; với 26.594624 tín đồ, chiếm trên 27% dân số cả nước, trong đó có 54.125 chức sắc, 135.561 chức việc; có 29.658 cơ sở thờ tự. So với năm 2020, số lượng tín đồ
tăng 57.491 người; chức sắc giảm 125 người; chức việc giảm 2.028 người (do một
số địa phương xác định lại số chức việc theo quy định của Luật tín ngưỡng, tơn giáo); cơ sở thờ tự tăng 358 cơ sở.
Các tổ chức tôn giáo tích cực vận động chức sắc, tín đồ tham gia cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với đất nước, với nhân dân. Khi tình hình dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp, Ban Tơn giáo Chính phủ đã chủ động tham mưu với lãnh đạo Bộ Nội vụ hướng dẫn các tở chức tơn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của chính quyền các địa phương; thường xuyên cập nhận thơng tin, tình hình và các biện pháp phịng, chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định về phịng, chống dịch của chức sắc, tín đồ. Các tở chức tơn giáo đã hỗn, hủy, tạm dừng nhiều hoạt động tơn giáo tập trung đơng tín đồ tại cơ sở thờ tự, chuyển sang hình thức trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của tín ngưỡng của tín đồ và đảm bảo quy định phịng dịch; hướng dẫn chức sắc, tín đồ nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe,