Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của các ngânhàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 44 - 50)

STT Tên Ngân hàng Số lượng chi nhánh và phịng giao dịch 1 Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển

nông thôn

2300

2 Ngân hàng công thương Việt Nam 1151 3 Ngân hàng đầu tư và phát triển 668

4 Ngân hàng Á Châu 342

5 Ngân hàng Ngoại Thương 409 6 Ngân hàng Indovina 32 7 Ngân hàng Shinhanvina 4 8 Ngân hàng VID Public 7 9 Ngân hàng Vinasiam 10 10 Ngân hàng Việt Nga 16

Bảng thống kê trên cho thấy số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch của các NHLD là rất ít so với các NHTM khác, chỉ khoảng 1/10 tính trên số lượng các chi nhánh và phịng giao dịch.

Việc mạng lưới ít giúp cho chi phí hoạt động của NHLD được tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động cũng như chí phí lương nhân viên nhưng lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHLD.Chi nhánh quá ít làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng, hình ảnh ngân hàng khơng đến được các đối tượng khách hàng khác nhau.Đi sâu vào tìm hiểu thì các ngân hàng Liên doanh đều có chung đặc điểm là tất cả các phịng giao dịch và chi nhánh đều tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM hay Đà Nẵng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất… Điều này phù hợp với tình hình chung của NHLD vì khách hàng chủ đạo của các NHLD là các doanh ngiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có cùng quốc tịch với phía đối tác liên doanh của ngân hàng, riêng đối tượng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này vừa là lợi thế cũng lại là hạn chế mà các ngân hàng liên doanh cần phải khắc phục, vì trong mơi trường kinh tế ngày nay, đối tượng khách hàng cá nhân chiếm một số lượng rất lớn và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tăng cao.

Chính vì xu thế phát triển của nền kinh tế mà các ngân hàng Liên Doanh hiện nay đã và đang có nhu cầu phát triển một hệ thống mạng lưới rộng hơn và chuyên nghiệp hơn để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mới hơn. Trong thời gian gần đây, việc các cá nhân từ nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều, do đó, các ngân hàng liên doanh cũng đang có những định hướng mới nhằm tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới, mở rộng hoạt động kinh doanh.Từ năm 2014, ngân hàng Indovina đang có những dự định phát triển thêm hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố để nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTMCP cũng như các NHLD khác, thị phần được tập trung vẫn là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng.. Riêng ngân hàng Việt Thái cũng đang có chính sách xây dựng lại hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch

cũng như đầu tư đổi mới thương hiệu và thực hiện chiến lược nhận diện thương hiệu như ngân hàng Indovina đã làm.

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM liên doanh 2.3.1 Năng lực tài chính 2.3.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của các ngân hàng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1.1 Quy mơ vốn

Trong lĩnh vực tài chính, năng lực tài chính của tổ chức tín dụng thể hiện trước tiên là ở vốn điều lệ. Theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì các ngân hàng phải đạt được mức vốn pháp định của các ngân hàng phải đạt 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Trong thời gian năm 2010, các ngân hàng đã phải lao đao, vất vả tăng vốn điều lệ để đạt được quy định của nghị định này. Các ngân hàng liên doanh cũng không tránh khỏi tính huống này.

Bảng 2.5 : Vốn điều lệ của các ngân hàng liên doanh tính đến ngày 31/12/2013

Đơn vị: triệu USD

TT TÊN

NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ SỐ GIẤY PHÉP, NGÀY CẤP VỐN ĐIỀU LỆ

1 VID PUBLIC BANK Tầng 7 Tòa nhà Prime Centre,

53 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

01/ NHGP

ngày 25/3/1992 64

2 INDOVINA BANK LIMITTED 97A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 135/GP-NHGP ngày 21/11/1990 165 3 VIỆT THÁI VINASIAM BANK Số 2 Phó Đức Chính, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 19/ NHGP ngày 20/4/1995 61 4 VIỆT NGA Vietnam-Russia Joint Venture Bank

Số 1 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà

Nội 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 168,5

Tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn điều lệ của các ngân hàng liên doanh là vẫn còn rất thấp so với quy định của chính phủ, thậm chí có ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được yêu cần theo nghị định 141. Đây cũng là điều mà các ngân hàng liên doanh đang phải đối mặt với những cải cách theo yếu cầu của Chính phủ. Việc tăng vốn điều lệ đối với các NHTMCP tương đối dễ dàng, các ngân hàng này có thể phát hành cố phiếu để tăng vốn hay sáp nhập các ngân hàng nhỏ lại với nhau. Nhưng với tính chất đặc biệt của ngân hàng liên doanh thì điều này khơng thể, chính vì như vậy mà trong thời gian tới, nếu khơng giải quyết được bài tốn này, có lẽ hình thức ngân hàng liên doanh sẽ khơng cịn tồn tại.

Như đã biết vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng.Vì vậy, việc vốn điều lệ thấp dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu cũng thấp tương ứng, hạn chế khả năng kinh doanh của ngân hàng.

Khi so sánh vốn điều lệ của ngân hàng lên doanh với các ngân hàng khác chúng ta sẽ thấy rõ sự chênh lệch này.

Bảng 2.6: Quy mô vốn chủ sở hữu của một số NHTM, NHLD tính đến cuối năm 2013

ĐVT: Tỷ đồng

STT Tên Ngân hàng Số vốn điều lệ Nhóm ngân hàng liên doanh

1 NH Indovina 4.000

2 NH VID Public 1.300

3 NH Việt Thái 1.295

4 NH Việt Nga 3.568

Nhóm các ngân hàng thương mại khác

5 NH ACB 9.377

6 NH Đông Á 5.000

7 NH Sacombank 10.740

8 NH Eximbank 12.355

Khi so sánh quy mố vốn giữa các ngân hàng liên doanh với các ngân hàng thương mại, vì số lượng các ngân hàng tương đối nhiều nhưng không phải ngân hàng nào cũng hoạt động có hiệu quả, hay như việc các ngân hàng đạt được vốn diều lệ theo quy định nhờ vào phương pháp sáp nhập các ngân hàng nhỏ.

* Việc chọn lựa 4 ngân hàng ACB, Đơng Á, Sacombank, Eximbank để so sánh với nhóm NHLD cho thấy tương quan về năng lực thật sự trong cạnh tranh cũng như các nghiệp vụ hoạt động của các ngân hàng này. Các ngân hàng này được thành lập cùng thời điểm với các ngân hàng liên doanh đầu tiên, tuy nhiên sau thời gian dài phát triển, mỗi ngân hàng đã có những thành tự riêng và đều là các ngân hàng lớn trong nhóm các NHTMCP. Vấn đề thứ 2 là đây là các ngân hàng khơng có sáp nhập và mua lại trong thời gian quan, các ngân hàng sau khi sáp nhập đều có vốn điều lê cao hơn rất nhiều nhưng như vậy khi đem so sánh với các NHLD thì lại khơng thấy được thực tế sự hơn kém trong hoạt động, nếu khơng có việc sáp nhập thì chắc chắn lợi thế so sánh là thuộc về các NHLD. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ khác của nhóm NHTMCP chủ yếu là huy động vốn nhưng hoạt động tín dụng lại yếu, các ngân hàng nhỏ này chấp nhận cho vay với rủi ro cao, bù lại, lãi suất cho vay cũng cao, nhưng hoạt động khơng có tính lâu dãi và dễ gặp rủi ro hơn các NHLD, thêm vào đó, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng cũng không linh hoạt như của các NHLD. Vì vậy, các ngân hàng khác khơng được lựa chọn để so sánh với hoạt động của ngân hàng liên doanh.

Như vậy, xét về quy mơ vốn thì các NH LD chịu sự thua kém đáng kể, ở đây, chúng ta chỉ so sánh với các ngân hàng thương mai cổ phần, nếu so với các ngân hàng xuất thân từ ngân hàng nhà nước thì con số chênh lệch càng lớn hơn.

Vốn chủ sở hữu mà đặc biệt là vốn điều lệ (vốn được cấp) được xem như tấm lá chắn để chống đỡ rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng chống đỡ càng cao với những cú sốc của nền kinh tế.Đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay thì vốn chủ sở hữu lại càng quan trọng.Qua cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 2008,

Chính phủ đã nhận thấy điều này nên càng quan tâm hơn đến vấn đề này. Như vậy, ngay từ ban đầu, các NHLD đã phải chịu sự một sự thua kém nhất định trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Sự bất lợi này cũng đến từ chính hình thức liên doanh khi mà muốn tăng vốn củng phải có sự đồng thuận từ các bên liên doanh, như vậy rất khó thống nhất.Vấn đề tăng vốn đang là vấn đề mà Chính Phủ cũng như NHNN quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay cùng với vấn đề nợ xấu. Chính vì vậy mà trong thời gian năm 2012 – 2013, hàng loạt các ngân hàng TMCP phải chấp nhận bị sáp nhập, mua lại để đáp ứng được yêu cầu vốn tối thiểu theo TT13

Ngoài ra, vốn điều lệ của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư cơng nghệ của ngân hàng vì đây là nguồn vốn chủ yếu được dùng trong việc đầu tư thay đổi công nghệ.

2.3.1.2 Mức độ an toàn vốn

Trong hoạt động của ngân hàng thì chỉ số an toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio) là chỉ số được quan tâm hàng đầu và phải được đảm bảo. Theo ủy ban Basel, hệ số an toàn vốn tối thiểu mà các ngân hàng phải đảm bảo mức tối thiểu là 8%. Theo quy định tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và mới nhất là thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc “ Quy định về các tì lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” thì tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu phải đạt 9%. Điều này cho thấy các ngân hàng có vốn chủ sở càng thấp càng phải hạn chế hoạt động của mình để đảm bảo an tồn. Vì hệ số an tồn vốn được tính bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản có rủi ro. Như vậy, nếu ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng thấp nhưng việc mở rộng hoạt động càng lớn thì rủi ro càng cao.

Điều này là một bất lợi cho các NHLD trong hoạt kinh doanh của mình vì vốn sở hữu của các ngân hàng liên doanh là tương đối thấp hơn so với các ngân hàng khác.Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy.theo thống kê về hệ số của các NHLD ta thấy :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)