Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 36 - 38)

2.2. Thực trạng hoạt động của các ngânhàng liên doanh

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn và cho vay là những hoạt động mang lại lợi ích chủ yếu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay.Vốn huy động là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng hiện nay. Do đó, cuộc canh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay diễn ra rất sôi nổi.

Bảng 2.2Thị phần huy động vốn của các nhóm ngân hàng năm 2008 – 2013

ĐVT: % Nhóm ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 NH nhà nước 68.89 58.07 56.06 49.71 45.29 43.40 NHTM cổ phần 23.00 33.14 35.86 42.76 48.21 47.10 NH Liên doanh và NHNNg 8.11 8.79 8.08 7.53 6.50 9.50 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước qua các năm, chúng ta thấy rõ thị phần huy động vốn của các NHLD cũng như các ngân hàng nước ngoài chiếm tỉ lệ rất nhỏ khi so sánh với các nhóm ngân hàng khác. Thực tế rất dễ để thấy được kết quả này.Đối tượng huy động vốn chủ yếu của các ngân hàng là cá nhân, đây là lực lượng có lượng vốn nhàn rỗi nhiều nhất trong nền kinh tế.Chính vì vậy mà các nhóm ngân hàng khác với số lượng chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước là một lợi thế rất lớn. Thêm vào đó, cơng tác quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, thu hút khách hàng bằng lãi suất ưu đãi, đôi khi lách luật chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút vốn. Lãi suất huy động vốn của các NHLD cũng luôn thấp hơn so với mặt bằng lãi suất ở các ngân hàng khác, thực tế, mức lãi suất huy động của các NHLD luôn thấp hơn từ 0.5% đến 1% so với các NHTMCP khác.

Hình thức huy động vốn cũng rất đơn giản. Hiện nay, ngân hàng Indovina, ngân hàng Vinasiam, Ngân hàng VID Public hay Việt Thái chỉ có 2 hình thức huy động vốn là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm lãnh lãi cuối kì. Trong khi đó, các NHTMC khác như Sacombank, ACB, Phương Nam có rất nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt như tiền gửi tiết kiệm tích lỹ, tiền gửi tiết kiệm lĩnh lãi định kì, tiền gửi tiết kiệm dành cho sinh viên, tiết kiệm dự thưởng...

Trong khi đó, các ngân hàng liên doanh với quy mô tương đối nhỏ hơn, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch thưa thớt là một hạn chế. Hơn nữa, các ngân hàng liên doanh hầu như khơng có hoạt động marketing hay quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Một đặc điểm mà các ngân hàng liên doanh không thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác là việc cạnh tranh về lãi suất. Nhìn vào lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay thì ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất trên thị trường. Các ngân hàng liên doanh hầu như khơng có chương trình ưu đãi lãi suất như các ngân hàng khác. Hơn nữa, các ngân hàng này chỉ có một sản phẩm huy động vốn là tiền gửi tiết kiệm lãnh lãi cuối kì mà khơng có sự linh hoạt như các NHTMCP khác như tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng hay lĩnh lãi định kì. Đây là sự hạn chế trong việc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng liên doanh hiện nay.

Nếu các ngân hàng thương mại cổ phần hướng đến thị phần khách hàng cá nhân thì các ngân hàng liên doanh lại tận dụng nguồn vốn huy động giá rẻ của các doanh nghiệp.Với lượng tiền kí gửi của các doanh nghiệp ở ngân hàng chủ yếu là tải khoản tiền gửi khơng kì hạn phục vụ cho việc thanh toán của các doanh nghiệp.Với đối tượng khách hàng này, các ngân hàng liên doanh phải trả chi phí là lãi khơng kì hạn nhưng lại được một lượng huy động tương đối phong phú. Tuy nhiên với quy mơ vốn của mình, việc huy động vốn quá nhiều cũng là một điều chưa hẳn tốt khi việc sử dụng nguồn vốn này ra sao cũng là một bài tốn khó, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Mỗi nhóm ngân hàng có một thị trường riêng để huy động vốn, ngân hàng liên doanh chọn cho mình nguồn vốn giá rẽ từ các tài khoản vãn lai của các doanh nghiệp nhưng điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của nhóm ngân hàng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)