KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 4043450 (Trang 61 - 64)

6.1. KẾT LUẬN

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống Eximbank nói riêng vừa có cơ hội lớn, vừa phải đương đầu với thách thức khơng nhỏ. Cơ hội tự nó khơng biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của Ngân hàng. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu cịn phụ thuộc vào nỗ lực vươn lên... Tận dụng được cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức. Do đó muốn thành cơng các Ngân hàng phải nhìn thấy được hết thách thức để tận dụng cơ hội mới có thể đẩy lùi được thách thức. Vì vậy, cơ hội và thách thức chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Đối với vần đề huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng thương mại đã được bàn luận rất nhiều, có thể vấn đề này là cũ nhưng trong tình hình hiện nay thì nó lại trở thành đề tài rất đáng quan tâm. Các Ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, lãi suất huy động thay đổi từng ngày. Và có nhiều Ngân hàng đã ngưng cho vay, hoãn thời gian giải ngân đối với những hợp đồng cũ mà tập trung vào huy động vốn. Eximbank chi nhánh Cái Khế cũng khơng nằm ngồi sự tác động trên. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích, đánh giá những thay đổi trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn huy động đó để cho vay của Eximbank Cái Khế trong 3 năm 2005-2007. Qua đó gợi mở một số giải pháp cho hai hoạt động huy động và sử dụng vốn của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.

Về hoạt động huy động vốn: Eximbank Cái Khế có nhiều hình thức huy động hiệu quả giúp cho tổng nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng khá cao nhất là trong năm 2006 tăng 1269,1% so với năm 2005. Về cơ cấu trong vốn huy động thì có sự chuyển biến rõ rệt. Từ vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng chủ yếu (71,2%) trong năm 2005 đã dịch chuyển sang vốn huy động chiếm tỷ trong chủ yếu (58,7%) trong năm 2007. Như vậy tình hình huy động vốn của Eximbank đạt hiệu quả khá cao.

Về hoạt động tín dụng: Tín dụng của Eximbank Cái Khế được phân theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng đều qua 3 năm, tình hình dư nợ cũng tăng đạt kết quả khả quan. Chỉ số nợ quá hạn trên dư nợ của Eximbank Cái Khế trong 3 năm đều < 5%, do đó chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt.

Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy Eximbank Cái Khế phát trển mạnh. Những cơ hội và thách thức là hai mặt của một vấn đề, chúng đan xen, chuyển hố lẫn nhau. Điều đó địi hỏi Eximbank Cái Khế phải biết vận dụng linh hoạt những giải pháp phát triển trong những tình huống cụ thể. Eximbank Cai Khế cần có sự liên kết và sự phối hợp đồng bộ với các chi nhánh khác trong hệ thống Eximbank Việt Nam, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, thực hiện đúng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Chính phủ.

Đối với Eximbank chi nhánh Cái Khế

- Chi nhánh cần ổn định và phát triển hoạt động huy động vốn của mình trong thời gian tới.

- Cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cần được nâng cấp, mở rộng.

- Chi nhánh phải quảng bá thương hiệu của mình hơn nữa tới các tầng lớp dân cư trên địa bàn.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và đa dạng hóa khách hàng vay vốn.

Đối với Eximbank Việt Nam

- Cần hỗ trợ chi nhánh khi chi nhánh gặp khó khăn khi thiếu vốn hay gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

- Cần hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiến hành cổ phần hóa trong năm 2008 như kế hoạch ban đầu.

- Eximbank cần phải cải cách mơ hình tổ chức kinh doanh, tăng cường năng lực quản trị điều hành hệ thống Eximbank. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.

- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và quản lý hoạt động các chi nhánh trong hệ thống Eximbank.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Hỗ trợ chi nhánh trong các hoạt động liên quan đến Ngân hàng nhà nước như: chuyển tiền, gửi tiền khi chi nhánh thừc vốn hay điều vốn khi chi nhánh cần vốn.

- Cần ổn định lãi suất huy động trên thị trường, có chính sách phù hợp để hút tiền từ trong lưu thông về nhằm hạn chế lạm phát.

- Tiếp tục hồn thành khung pháp lý về tín dụng Ngân hàng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng của mình.

Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xủ lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 4043450 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w