Áp lực từ sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

1.1.2 .2Năng lực cạnh tranh

2.3 Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Dược phẩm

2.3.1.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế

Thuốc là một mặt hàng khó có thể thay thế, sản phẩm thay thế duy nhất của thuốc tân dược là đông dược, nam dược. Tuy nhiên, những sản phẩm này cũng khó có thể thay thế được thuốc chữa bệnh tây dược. Vì vậy, áp lực từ sản phẩm thay thế là không đáng kể.

2.3.2 Ma trận các nhân tố bên ngồi

Từ mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter kết hợp thảo luận cùng chuyên gia, tác giả xác định các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty dược gồm các nhân tố thuộc môi trường vi mô như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm năng và sản phẩm thay thế; các nhân tố thuộc môi trường vĩ mơ như mơi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường khoa học cơng nghệ và mơi trường văn hóa - xã hội, tiếp cận cơng nghệ thế giới, chính sách quản lý của ngành dược.

Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngồi STT TIÊU CHÍ TRỌNG SỐ ĐIỂM PHÂN LOẠI ĐIỂM QUAN TRỌNG 1

Khách hàng (Công ty dược, đại lý, bệnh viện, nhà thuốc, cá nhân…) yêu cầu chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, đặc biệt tâm lý chuộng hàng ngoại.

0,136 3,70 0,503

2

Nhà cung cấp (nhà cung cấp nguyên phụ liệu nước ngoài) gây áp lực lên giá, thời gian giao hàng

0,102 3,17 0,324

3 Đối thủ hiện tại (Các công ty dược đang

hoạt động) cạnh tranh ngày càng gay gắt 0,115 3,27 0,376

4

Đối thủ tiềm năng (Các cơng ty dược nước ngồi, trong nước chuẩn bị gia nhập ngành) gây thêm áp lực cho công ty

0,089 2,67 0,238

5 Sản phẩm thay thế (thuốc đông dược,

thuốc nam) 0,097 3,27 0,318

6 Mơi trường chính trị, pháp luật ngày càng

ổn định 0,091 2,73 0,249

7 Chính sách quản lý ngành dược ngày càng

chặt chẽ. 0,11 3,73 0,411

8 Môi trường kinh tế phát triển 0,097 3,07 0,298

9 Gia nhập WTO, tiếp cận công nghệ tiên

tiến 0,094 3,17 0,298

10 Mơi trường văn hóa xã hội phát triển, dân

trí nâng cao 0,067 2,73 0,184

Tổng cộng 1 3,20

Kết quả khảo sát cho thấy Tenamyd phản ứng với mơi trường bên ngồi một cách trung bình (tổng cộng điểm quan trọng là 3,2 điểm).

Tenamyd phản ứng tốt trước áp lực từ khách hàng (0,503) và chính sách quản lý của ngành dược (0,411). Đây là điểm mạnh của Tenamyd, công ty cần phát huy để đáp ứng tốt trước những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

Các áp lực khác như từ nền kinh tế phát triển, gia nhập WTO, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp thì Tenamyd có mức độ phản ứng trung bình.

Tuy nhiên, ở một số chỉ tiêu như mơi trường văn hóa xã hội phát triển, dân trí nâng cao hay đối thủ tiềm năng thì Tenamyd phản ứng cịn yếu.

2.3.3 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mà Tenamyd đã thực hiện

trong thời gian qua

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong thời gian qua Tenamyd đã thực hiện một số nhóm giải pháp sau:

- Thứ nhất, phát huy nội lực bao gồm nguồn lực tài chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cơng nghệ và thiết bị sản xuất của công ty.

- Thứ hai, mở rộng thị trường không những trong nước mà đang tiến tới mở rộng thị trường ở các nước lân cận. Phát triển sản phẩm đa dạng, chất lượng hơn đi kèm với dịch vụ khách hàng đa dạng, tốt hơn để không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của công ty.

- Thứ ba, đẩy mạnh toàn diện hợp tác trong nước và quốc tế. Đối với trong nước, Tenamyd đã hợp tác với các cơng ty dược uy tín trong nước để tiến hành sản xuất nhượng quyền một số sản phẩm chủ đạo của công ty như: hợp tác với Công ty Cổ phần Dược hóa phẩm Mekophar, Công ty Cổ phần Dược VTYT Bình Thuận, Cơng ty Cổ phần Dược VTYT Hải Dương…Hợp tác với các cơ quan ban ngành liên quan tại các địa phương trong công tác đấu thầu, cung cấp thuốc tới các bệnh viện, trung tâm y tế. Đối với hợp tác nước ngồi, Tenamyd hợp tác với một số cơng ty dược Ấn Độ như SRS, SIA để nhập khẩu thuốc chất lượng, giá cả hợp lý. Đồng thời trên cơ sở phân tích năng lực và khả năng cạnh tranh, Tenamyd thực hiện hợp tác có

ngun tắc, lộ trình, đa dạng hóa các hình thức và phương thức hợp tác nhằm nâng cao vị thế của Tenamyd trên thị trường.

2.4 Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của Tenamyd với các đối thủ 2.4.1 Năng lực tài chính 2.4.1 Năng lực tài chính

Theo kết quả khảo sát thì năng lực tài chính của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,33), thấp hơn Pymepharco (3,77) và Imexpharm (3,83), và thấp hơn nhiều so với dược Hậu Giang (4,22). Như vậy năng lực tài chính của các đối thủ là rất mạnh, trong đó dược Hậu Giang có năng lực tài chính mạnh nhất, về chỉ tiêu này Tenamyd còn thua đối thủ.

Bảng 2.5: Đánh giá năng lực tài chính của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

1. Năng lực tài chính

1.1 Qui mơ vốn của cơng ty 3,10 4,73 4,13 3,87

1.2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn 3,57 4,13 3,93 3,57

1.3 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (hệ số thanh

toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh) 3,03 3,93 3,77 4,37

1.4 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn (tỷ số nợ so với tổng

tài sản, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu ) 2,83 4,27 3,60 4,47 1.5 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (vòng quay

tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho) 3,97 3,93 3,80 3,87

1.6 Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu 3,73 4,23 3,70 3,50

1.7 Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận 3,13 4,23 3,80 3,57

1.8 Khả năng thu hồi nợ 3,27 4,2 3,40 3,43

Điểm phân loại trung bình 3,33 4,22 3,77 3,83

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Xét chi tiết các yếu tố thành phần thì chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá là ở mức khá tốt (3,97), cao hơn các đối thủ tuy không nhiều nhưng đây cũng là một điểm mạnh cần phát huy của Tenamyd, cụ

thể của dược Hậu Giang là 3,93 điểm, Pymepharco là 3,80 điểm và Imexpharm là 3,87 điểm. Năng lực hoạt động của Tenamyd cao là do doanh thu bán hàng tương đối cao trong khi tổng tài sản cũng như hàng tồn kho của cơng ty cịn thấp.

Xét các chỉ tiêu còn lại của năng lực tài chính, quy mơ vốn của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,10) trong khi quy mơ vốn của dược Hậu Giang rất mạnh (4,73), Pymepharco (4,13), và Imexpharm (3,87) cũng khá mạnh, như vậy quy mô vốn của Tenamyd còn yếu hơn các đối thủ nhiều.

Tuy qui mơ vốn của Tenamyd cịn yếu, nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn thì lại ở mức trung bình khá (3,57), tương đương với Imexpharm (3,57), yếu hơn Pymepharco (3,91) và Dược Hậu Giang (4,13). Là một công ty cổ phần nhưng Tenamyd bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn từ việc phát hành cổ phiếu do chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tuy nhiên năng lực của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty huy động được nhiều nguồn vốn khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh cũng như đầu tư rất lớn vào việc xây dựng nhà máy thuốc kháng sinh Cephalosporin theo tiêu chuẩn GMP-EU.

Vì qui mơ vốn của Tenamyd chỉ ở mức trung bình, Tenamyd lại đầu tư xây dựng nhà máy mới hiện đại do đó nợ vay tăng cao, chỉ tiêu về cơ cấu vốn ở mức thấp (2,83) và chỉ tiêu về khả năng thanh tốn cũng ở mức trung bình (3,03), ở 2 chỉ tiêu thành phần này, năng lực của Tenamyd thấp hơn nhiều so với đối thủ, đặc biệt là Imexpharm (khả năng thanh toán 4,37 và chỉ tiêu về cơ cấu vốn 4,47). Chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Tenamyd dưới mức trung bình (2,83), ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu của Tenamyd ở mức khá (3,73) cao hơn Pymepharco (3,70) và Imexpharm (3,5), tuy nhiên vẫn thấp hơn Dược Hậu Giang (4,23). Trong những năm gần đây, do đẩy mạnh hoạt động bán hàng nên doanh thu của Tenamyd tăng lên khá tốt. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cùng với chi phí lãi vay tăng cao làm cho chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận không tốt bằng các đối thủ. Cụ thể chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận của Tenamyd là 3,13 điểm, của Hậu Giang là 4,23 điểm, của Pymepharco là 3,8 điểm và của Imexpharm là 3,57 điểm.

Mặc dù chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu của Tenamyd khá tốt, tuy nhiên do mở rộng hoạt động đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế với thời hạn thanh toán kéo dài, cùng với bán hàng OTC ở các tỉnh khó thu nợ dẫn tới khả năng thu hồi công nợ của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá ở mức trung bình (3,27), thấp hơn các đối thủ cịn lại và yếu hơn nhiều đối thủ Dược Hậu Giang (4,20).

Nhìn chung, các chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu năng lực tài chính của Tenamyd đều thấp hơn so với đối thủ (ngoại trừ chỉ tiêu về năng lực hoạt động và chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu), điều này làm cho năng lực tài chính của Tenamyd chỉ ở mức trung bình (3,33) so với mức khá mạnh của Pymepharco (3,77), Imexpharm (3,83) và Dược Hậu Giang là 4,22 điểm.

2.4.2 Năng lực quản lý điều hành

Năng lực quản lý điều hành của Tenamyd qua khảo sát chuyên gia ở mức khá mạnh (3,8), thấp hơn các đối thủ không nhiều, Imexpharm (4,00), Pymepharco (3,9), tuy nhiên kém hơn hẳn đối thủ Dược Hậu Giang (4, 25).

Bảng 2.6: Đánh giá năng lực quản lý điều hành của Tenamyd so với đối thủ T TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá TNM HG PMP IMP

2. Năng lực quản lý và điều hành

2.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ

cán bộ lãnh đạo 3,87 4,43 4,13 4,27

2.2 Năng lực phân tích và dự báo mơi trường cạnh

tranh 3,70 4,40 3,70 3,87

2.3 Năng lực phân tích năng lực cạnh tranh và đề

xuất phương án cạnh tranh 3,73 4,00 3,67 4,03

2.4 Năng lực quản trị, hoạch định chiến lược 3,73 4,03 3,90 4,13 2.5 Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch kinh

doanh 3,97 4,23 4,03 3,87

2.6 Năng lực tổ chức thực hiện các quy trình chất

lượng của ngành dược 4,13 4,37 4,30 4,00

2.7 Hệ thống kiểm soát hữu hiệu 3,43 4,27 3,87 3,83

Điểm phân loại trung bình 3,80 4,25 3,90 4,00

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Tuy Tenamyd thành lập sau và có ít năm kinh nghiệm trong ngành dược hơn các đối thủ còn lại, nhưng đội ngũ cán bộ Tenamyd có trình độ, năng lực và kinh nghiệm cao, thể hiện ở chỉ tiêu này được các chuyên gia đánh giá ở mức khá mạnh (3,87). So với bộ máy lãnh đạo của đối thủ được xây dựng vững chắc hơn 30, 40 năm thì năng lực và kinh nghiệm của bộ máy lãnh đạo Tenamyd đã là rất tốt.

Khả năng tổ chức thực hiện các quy trình chất lượng ngành dược được các chuyên gia đánh giá là khá tốt (4,13), cao hơn Imexpharm (4,00), một doanh nghiệp được cho là đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất nhượng quyền khó tính

nước ngồi. Tenamyd được đánh giá cao như vậy là nhờ vào nhà máy sản xuất thuốc tiêu chuẩn GMP –EU với trang thiết bị vô cùng hiện đại đồng thời đang làm tốt công tác chất lượng trong ngành dược.

Ban lãnh đạo Tenamyd cũng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, ở chỉ tiêu này điểm số trung bình của Tenamyd (3,97/5) là ở mức khá mạnh, cao hơn Imexpharm (3,87). Tuy nhiên khả năng này vẫn không vượt qua được doanh nghiệp hàng đầu nội địa trong ngành dược là dược Hậu Giang (4,23 điểm).

Các chỉ tiêu khác như năng lực dự báo mơi trường cạnh tranh, năng lực phân tích và đề xuất phương án cạnh tranh cũng như năng lực kiểm soát của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá là ở mức trung bình khá (từ 3,43 đến 4,13). Đây là mức trung bình khá, so với đối thủ cạnh tranh vẫn còn thấp hơn, tuy nhiên đã thể hiện được khả năng dự báo môi trường cũng như đề xuất phương án cạnh tranh của cán bộ lãnh đạo Tenamyd.

2.4.3 Tiềm lực vơ hình

Mặc dù thương hiệu Tenamyd ra đời từ những thập niên 50 nhưng tại Việt Nam, Tenamyd mới gia nhập từ năm 2007 do đó hình ảnh Tenamyd vẫn chưa thực sự ăn sâu tiềm thức khách hàng. Cụ thể, qua sự đánh giá của các chuyên gia, tiềm lực vơ hình của Tenamyd chỉ đạt ở mức trung bình (2,88) điểm trong khi đó Pymepharco (3,35) và Imexpharm (3,68) ở mức trung bình khá, cịn Dược Hậu Giang vẫn được biết đến nhiều nhất trên thị trường với điểm trung bình (4,03).

Bảng 2.7: Đánh giá năng tiềm lực vơ hình của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

3. Tiềm lực vơ hình

3.1 Mức độ nổi tiếng của sản phẩm 3,09 4,39 3,54 3,84

3.2 Biểu tượng (logo) của công ty dễ nhận biết 2,81 3,69 3,19 3,36 3.3 Tiếp thị, quảng cáo ấn tượng, khó quên 2,47 3,58 2,91 3,45 3.4 Tên gọi công ty và câu khẩu hiệu dễ nhận

biết 2,49 4,48 3,53 3,84

3.5 Văn hóa cơng ty mang bản sắc riêng 2,98 3,69 3,26 3,64

3.6 Độ tin cậy của đối tác kinh doanh 3,09 4,20 3,55 3,86

3.7 Uy tín và mối quan hệ xã hội của ban lãnh

đạo 3,26 4,21 3,51 3,75

Điểm phân loại trung bình 2,88 4,03 3,35 3,68

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Điểm mạnh của Tenamyd là ban lãnh đạo tạo được uy tín với đối tác kinh doanh và các mối quan hệ xã hội, nhờ đó mà các hoạt động kinh doanh ngày một dễ dàng, phát triển hơn. Mặc dù điểm số trung bình của tiềm lực vơ hình của Tenamyd chỉ đạt dưới mức trung bình nhưng chỉ tiêu thành phần của uy tín của ban lãnh đạo đạt 3,26 điểm, không thấp hơn nhiều so với đối thủ.

Sản phẩm Tenamyd cũng dần được biết đến nhiều trên thị trường bởi chất lượng sản phẩm ngày càng được đánh giá cao, chỉ tiêu này được đánh giá ở mức trung bình (3,09) điểm, thấp hơn các đối thủ do Tenamyd yếu thế hơn đối thủ trên thị trường OTC. Tenamyd khơng có sản phẩm tự sản xuất với giá thành cạnh tranh trên thị trường OTC, thị trường mà thương hiệu dễ được nhận biết trong khi đó chất lượng sản phẩm của Tenamyd dễ dàng được chấp nhận ở các cơ sở y tế hơn. Hiện nay sản phẩm mới của nhà máy Cephalosporin cũng là hàng kháng sinh tiêm chủ yếu đấu thầu vào bệnh viện và xuất khẩu.

Năng lực quảng cáo tiếp thị của Tenamyd còn yếu (2,47) thua Pymepharco không nhiều (2,91), nhưng yếu hơn nhiều so với Dược Hậu Giang (3,58). Tenamyd chưa thực sự đầu tư tốt cho cơng tác này, hình thức quảng cáo tiếp thị cịn chưa đa dạng, chỉ có biển quảng cáo ở nơi đơng người, chỉ thực hiện hội nghị, du lịch cho khách hàng thân thiết.

2.4.4 Năng lực marketing

Năng lực marketing của Tenamyd được khách hàng đánh giá là ở mức trung bình (2,98 điểm) trong khi các đối thủ ở mức khá mạnh: Dược Hậu Giang (4,26), Imexpharm (4,01) và Pymepharco là 3,78 điểm.

Bảng 2.8: Đánh giá năng lực marketing của Tenamyd so với đối thủ

TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá

TNM HG PMP IMP

4. Năng lực marketing

4.1 Sản phẩm chất lượng, an toàn 3,93 4,11 4,15 4,15

4.2 Giá cả cạnh tranh 2,86 4,17 3,74 3,81

4.3 Tính đa dạng của sản phẩm 2,77 4,08 3,84 4,14

4.4 Năng lực nghiên cứu thị trường và

chăm sóc khách hàng 2,77 4,2 3,41 4,08

4.5 Năng lực cung cấp hàng 2,78 4,35 3,58 3,99

4.6 Mạng lưới phân phối 2,79 4,61 3,89 4,02

4.7 Năng lực xúc tiến bán hàng 2,98 4,31 3,88 3,87

Điểm phân loại trung bình 2,98 4,26 3,78 4,01

(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)

Trong các chỉ tiêu thành phần của năng lực marketing thì chất lượng sản phẩm của Tenamyd được đánh giá cao nhất trong các chỉ tiêu còn lại (3,93 điểm), xấp xỉ bằng các đối thủ còn lại. Đây cũng là phương châm chiến lược mà Tenamyd đang hướng tới. Các sản phẩm thuốc của Tenamyd là hàng sản xuất nhượng quyền tại Việt Nam và Ấn Độ với nguồn nguyên liệu chất lượng nhập khẩu của Châu Âu và công nghệ sản xuất hiện đại.

Giá cả các mặt hàng thuốc của Tenamyd cịn cao nên tính cạnh tranh cịn thấp, cụ thể được đánh giá dưới mức trung bình (2,86), thấp hơn các đối thủ cịn lại, do hàng Tenamyd chưa tự sản xuất, chất lượng cao nên giá cả cịn khó cạnh tranh. Hiện nay, Tenamyd đã tự sản xuất một số mặt hàng kháng sinh chích nên sẽ cho ra thị trường những mặt hàng có giá cả cạnh tranh hơn.

Năng lực cung cấp hàng, mạng lưới phân phối cũng như công tác xúc tiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)