1.1.2 .2Năng lực cạnh tranh
2.4 Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của Tenamyd với các đối thủ
2.4.2 Năng lực quản lý điều hành
Năng lực quản lý điều hành của Tenamyd qua khảo sát chuyên gia ở mức khá mạnh (3,8), thấp hơn các đối thủ không nhiều, Imexpharm (4,00), Pymepharco (3,9), tuy nhiên kém hơn hẳn đối thủ Dược Hậu Giang (4, 25).
Bảng 2.6: Đánh giá năng lực quản lý điều hành của Tenamyd so với đối thủ T TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá TNM HG PMP IMP
2. Năng lực quản lý và điều hành
2.1 Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo 3,87 4,43 4,13 4,27
2.2 Năng lực phân tích và dự báo mơi trường cạnh
tranh 3,70 4,40 3,70 3,87
2.3 Năng lực phân tích năng lực cạnh tranh và đề
xuất phương án cạnh tranh 3,73 4,00 3,67 4,03
2.4 Năng lực quản trị, hoạch định chiến lược 3,73 4,03 3,90 4,13 2.5 Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh 3,97 4,23 4,03 3,87
2.6 Năng lực tổ chức thực hiện các quy trình chất
lượng của ngành dược 4,13 4,37 4,30 4,00
2.7 Hệ thống kiểm soát hữu hiệu 3,43 4,27 3,87 3,83
Điểm phân loại trung bình 3,80 4,25 3,90 4,00
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)
Tuy Tenamyd thành lập sau và có ít năm kinh nghiệm trong ngành dược hơn các đối thủ còn lại, nhưng đội ngũ cán bộ Tenamyd có trình độ, năng lực và kinh nghiệm cao, thể hiện ở chỉ tiêu này được các chuyên gia đánh giá ở mức khá mạnh (3,87). So với bộ máy lãnh đạo của đối thủ được xây dựng vững chắc hơn 30, 40 năm thì năng lực và kinh nghiệm của bộ máy lãnh đạo Tenamyd đã là rất tốt.
Khả năng tổ chức thực hiện các quy trình chất lượng ngành dược được các chuyên gia đánh giá là khá tốt (4,13), cao hơn Imexpharm (4,00), một doanh nghiệp được cho là đáp ứng được các yêu cầu của các nhà sản xuất nhượng quyền khó tính
nước ngồi. Tenamyd được đánh giá cao như vậy là nhờ vào nhà máy sản xuất thuốc tiêu chuẩn GMP –EU với trang thiết bị vô cùng hiện đại đồng thời đang làm tốt công tác chất lượng trong ngành dược.
Ban lãnh đạo Tenamyd cũng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh, ở chỉ tiêu này điểm số trung bình của Tenamyd (3,97/5) là ở mức khá mạnh, cao hơn Imexpharm (3,87). Tuy nhiên khả năng này vẫn không vượt qua được doanh nghiệp hàng đầu nội địa trong ngành dược là dược Hậu Giang (4,23 điểm).
Các chỉ tiêu khác như năng lực dự báo mơi trường cạnh tranh, năng lực phân tích và đề xuất phương án cạnh tranh cũng như năng lực kiểm soát của Tenamyd được các chuyên gia đánh giá là ở mức trung bình khá (từ 3,43 đến 4,13). Đây là mức trung bình khá, so với đối thủ cạnh tranh vẫn còn thấp hơn, tuy nhiên đã thể hiện được khả năng dự báo môi trường cũng như đề xuất phương án cạnh tranh của cán bộ lãnh đạo Tenamyd.
2.4.3 Tiềm lực vơ hình
Mặc dù thương hiệu Tenamyd ra đời từ những thập niên 50 nhưng tại Việt Nam, Tenamyd mới gia nhập từ năm 2007 do đó hình ảnh Tenamyd vẫn chưa thực sự ăn sâu tiềm thức khách hàng. Cụ thể, qua sự đánh giá của các chuyên gia, tiềm lực vơ hình của Tenamyd chỉ đạt ở mức trung bình (2,88) điểm trong khi đó Pymepharco (3,35) và Imexpharm (3,68) ở mức trung bình khá, cịn Dược Hậu Giang vẫn được biết đến nhiều nhất trên thị trường với điểm trung bình (4,03).
Bảng 2.7: Đánh giá năng tiềm lực vơ hình của Tenamyd so với đối thủ
TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá
TNM HG PMP IMP
3. Tiềm lực vơ hình
3.1 Mức độ nổi tiếng của sản phẩm 3,09 4,39 3,54 3,84
3.2 Biểu tượng (logo) của công ty dễ nhận biết 2,81 3,69 3,19 3,36 3.3 Tiếp thị, quảng cáo ấn tượng, khó quên 2,47 3,58 2,91 3,45 3.4 Tên gọi công ty và câu khẩu hiệu dễ nhận
biết 2,49 4,48 3,53 3,84
3.5 Văn hóa cơng ty mang bản sắc riêng 2,98 3,69 3,26 3,64
3.6 Độ tin cậy của đối tác kinh doanh 3,09 4,20 3,55 3,86
3.7 Uy tín và mối quan hệ xã hội của ban lãnh
đạo 3,26 4,21 3,51 3,75
Điểm phân loại trung bình 2,88 4,03 3,35 3,68
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)
Điểm mạnh của Tenamyd là ban lãnh đạo tạo được uy tín với đối tác kinh doanh và các mối quan hệ xã hội, nhờ đó mà các hoạt động kinh doanh ngày một dễ dàng, phát triển hơn. Mặc dù điểm số trung bình của tiềm lực vơ hình của Tenamyd chỉ đạt dưới mức trung bình nhưng chỉ tiêu thành phần của uy tín của ban lãnh đạo đạt 3,26 điểm, không thấp hơn nhiều so với đối thủ.
Sản phẩm Tenamyd cũng dần được biết đến nhiều trên thị trường bởi chất lượng sản phẩm ngày càng được đánh giá cao, chỉ tiêu này được đánh giá ở mức trung bình (3,09) điểm, thấp hơn các đối thủ do Tenamyd yếu thế hơn đối thủ trên thị trường OTC. Tenamyd khơng có sản phẩm tự sản xuất với giá thành cạnh tranh trên thị trường OTC, thị trường mà thương hiệu dễ được nhận biết trong khi đó chất lượng sản phẩm của Tenamyd dễ dàng được chấp nhận ở các cơ sở y tế hơn. Hiện nay sản phẩm mới của nhà máy Cephalosporin cũng là hàng kháng sinh tiêm chủ yếu đấu thầu vào bệnh viện và xuất khẩu.
Năng lực quảng cáo tiếp thị của Tenamyd còn yếu (2,47) thua Pymepharco không nhiều (2,91), nhưng yếu hơn nhiều so với Dược Hậu Giang (3,58). Tenamyd chưa thực sự đầu tư tốt cho cơng tác này, hình thức quảng cáo tiếp thị cịn chưa đa dạng, chỉ có biển quảng cáo ở nơi đơng người, chỉ thực hiện hội nghị, du lịch cho khách hàng thân thiết.
2.4.4 Năng lực marketing
Năng lực marketing của Tenamyd được khách hàng đánh giá là ở mức trung bình (2,98 điểm) trong khi các đối thủ ở mức khá mạnh: Dược Hậu Giang (4,26), Imexpharm (4,01) và Pymepharco là 3,78 điểm.
Bảng 2.8: Đánh giá năng lực marketing của Tenamyd so với đối thủ
TT Chỉ tiêu Điểm số đánh giá
TNM HG PMP IMP
4. Năng lực marketing
4.1 Sản phẩm chất lượng, an toàn 3,93 4,11 4,15 4,15
4.2 Giá cả cạnh tranh 2,86 4,17 3,74 3,81
4.3 Tính đa dạng của sản phẩm 2,77 4,08 3,84 4,14
4.4 Năng lực nghiên cứu thị trường và
chăm sóc khách hàng 2,77 4,2 3,41 4,08
4.5 Năng lực cung cấp hàng 2,78 4,35 3,58 3,99
4.6 Mạng lưới phân phối 2,79 4,61 3,89 4,02
4.7 Năng lực xúc tiến bán hàng 2,98 4,31 3,88 3,87
Điểm phân loại trung bình 2,98 4,26 3,78 4,01
(Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả)
Trong các chỉ tiêu thành phần của năng lực marketing thì chất lượng sản phẩm của Tenamyd được đánh giá cao nhất trong các chỉ tiêu còn lại (3,93 điểm), xấp xỉ bằng các đối thủ còn lại. Đây cũng là phương châm chiến lược mà Tenamyd đang hướng tới. Các sản phẩm thuốc của Tenamyd là hàng sản xuất nhượng quyền tại Việt Nam và Ấn Độ với nguồn nguyên liệu chất lượng nhập khẩu của Châu Âu và công nghệ sản xuất hiện đại.
Giá cả các mặt hàng thuốc của Tenamyd cịn cao nên tính cạnh tranh cịn thấp, cụ thể được đánh giá dưới mức trung bình (2,86), thấp hơn các đối thủ cịn lại, do hàng Tenamyd chưa tự sản xuất, chất lượng cao nên giá cả cịn khó cạnh tranh. Hiện nay, Tenamyd đã tự sản xuất một số mặt hàng kháng sinh chích nên sẽ cho ra thị trường những mặt hàng có giá cả cạnh tranh hơn.
Năng lực cung cấp hàng, mạng lưới phân phối cũng như công tác xúc tiến bán hàng còn yếu hơn nhiều so với đối thủ do Tenamyd không đủ nguồn lực để dự trữ một lượng hàng đủ lớn cung cấp cho khách hàng, năng lực tài chính đã hạn chế và chưa đầu tư thích đáng cho các hoạt động này. Do đó, các chỉ tiêu thành phần này của năng lực marketing được khách hàng đánh giá là còn yếu.