.5Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

Xây dựng một nguồn lực khoa học, chất lượng, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, làm việc hết mình vì sự phát triển bền vững của Tenamyd.

3.1.2.6 Về công tác nghiên cứu và phát triển, công nghệ

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

3.1.2.7 Về hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để tìm những nguồn hàng có lợi nhất cho cơng ty, tiếp thu công nghệ mới của thế giới, tạo lợi thế cạnh tranh cho Tenamyd trên thị trường dược phẩm. Đồng thời hợp tác mở rộng trong nước và quốc tế để phát triển, mở rộng thị trường, tăng doanh số, doanh thu của Tenamyd.

Đầu tư có chọn lọc vào những doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao để đem lại nguồn thu cho công ty.

Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên thì Tenamyd cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh, đối đầu được với các đối thủ vơ cùng mạnh của Tenamyd. Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ của Bộ y tế, Cục quản lý dược cũng là những chính sách hữu hiệu để Tenamyd cũng như công ty dược nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh, cạnh tranh với các cơng ty dược nước ngồi khi mà Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO.

Tóm lại, trong thời gian tới để đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu phát triển, Tenamyd cần đảm bảo phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững và ồn định, đáp ứng được yêu cầu về tính đồng bộ trong việc phát triển nội lực của Tenamyd.

Trong thời gian tới, Tenamyd cần đưa ra mục tiêu và lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển một cách cụ thể cho từng thời kỳ và từng giai đoạn trong 5 năm và hàng năm, trong đó xác định năm thứ 3 của kế hoạch 5 năm sẽ là năm bản lề để điều chỉnh kế hoạch cho sát với tình hình phát triển của Tenamyd, với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước, khu vực và thế giới nhằm đưa Tenamyd ngày càng lớn mạnh, trước hết trở thành một trong những công ty dược hàng đầu nội địa.

3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược

phẩm Tenamyd

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính là một chỉ tiêu quang trọng trong công tác đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế cũng như đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và bền vững. Để nâng cao năng lực tài chính của Tenamyd cần tập trung phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong giai đoạn hiện nay. Các hoạt động cụ thể cần thực hiện là:

- Xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với bộ phận kế hoạch, sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đáp ứng tốt nhất ngân sách cho từng mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, triệt để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã đầu tư vào các công ty cổ phần, công ty liên doanh, liên kết. Những khoản đầu tư nào mang lại hiệu quả thì tiếp tục, những khoản nào khơng mang lại hiệu quả thì nên rút về, tập trung vốn cho phát triển kinh doanh của cơng ty. Ngồi ra, việc lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm, chi phí thấp và chất lượng cũng góp phần vào việc giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Tenamyd trên thị trường.

- Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư: để vững vàng hơn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, Tenamyd cần một lượng vốn lớn để phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường. Tenamyd nên dựa vào uy tín của mình, độ tin cậy của đối tác kinh doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư từ việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư như tín dụng thương mại, cổ phần hóa, liên doanh, liên kết…Hiện nay, do cơ cấu nợ /vốn chủ sở hữu khá cao, do đó để giảm thiểu rủi ro tín dụng, Tenamyd ưu tiên huy động nguồn vốn dưới hình thức đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc kêu gọi góp vốn cổ phần của nhân viên chủ chốt để gia tăng vốn chủ sở hữu.

- Nâng cao hơn nữa chỉ tiêu về năng lực hoạt động bằng cách nâng cao mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tăng cường doanh thu của doanh nghiệp, đặc biệt doanh thu hàng sản xuất của nhà máy mới và đầu tư có mũi nhọn vào những nhóm hàng mang lại lợi ích kinh tế cao. Đồng thời cắt giảm những chi phí khơng cần thiết để gia tăng lợi nhuận, đặc biệt chi phí lãi vay của Tenamyd chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí (chi phí lãi vay năm 2012 gần 30 tỷ trong khi tổng chi phí là 63 tỷ), do đó Tenamyd cần tìm nguồn huy động vốn với chi phí thấp hơn để tiết giảm khoản chi phí này.

- Thực hiện quản lý tốt hàng tồn kho, đảm bảo hàng hóa đủ năng lực cung ứng nhưng không tồn kho quá nhiều, làm nguồn vốn bị đọng lại. Đặc biệt đối với sản phẩm dược, hạn dùng của thuốc rất quan trọng, việc quản lý hàng tồn kho không chặt dễ dẫn tới hàng tồn đọng, hết hạn sử dụng phải đem xử lý và làm tổn hại đến kết quả kinh doanh của cơng ty. Hàng hóa phải được thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, những hàng hóa với hạn sử dụng ngắn nên có chính sách bán hàng hợp lý để giải quyết tồn đọng hàng tồn kho hết hạn dùng.

- Tăng cường các biện pháp cứng rắn hơn để thu hồi các khoản nợ quá hạn, tận thu lãi các khoản nợ quá hạn nhằm tăng thu nhập cho Tenamyd và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của cơng ty. Bên cạnh đó, bộ phận cơng nợ cũng kết hợp với các cơ quan ban ngành tại địa phương như sở y tế hoặc trình dược tại địa phương, phối hợp đòi nợ một cách hiệu quả nhất.

- Bộ phận kế tốn cơng nợ kết hợp với phòng kinh doanh tổ chức thực hiện thu hồi nợ đúng hạn, lên kế hoạch thu hồi nợ từng tỉnh, từng vùng và thực hiện kiểm tra kế hoạch thực hiện. Xử lý các đơn vị vượt hạn nợ trước khi cho xuất hàng ở những đơn hàng tiếp theo, việc gia tăng bán hàng tăng doanh số phải đi đôi với việc thu hồi công nợ tốt mới thực sự đem lại hiệu quả kinh doanh cho cơng ty.

- Kiểm sốt nợ và thu hồi nợ theo hợp đồng đã cam kết để đảm bảo nợ quá hạn cũng như nợ xấu cần xử lý không gia tăng trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Những khoản nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi nên xử lý đưa vào chi phí, tránh lãng phí cơng sức theo dõi, thu hồi nhưng không mang lại kết quả.

3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành

Năng lực quản lý điều hành giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng, đối phó kịp thời với những khó khăn trên thị trường, nắm bắt được tình hình thị trường cũng như thực trạng doanh nghiệp để có những kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Để góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành, Tenamyd cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

- Ban lãnh đạo tiếp tục phát huy công tác tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh ở tiêu chí này, khơng chỉ hơn Imexpharm mà cịn tốt hơn Pymepharco và Dược Hậu Giang.

- Tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện tốt các quy trình chất lượng ngành dược theo tiêu chuẩn GDP, GSP để luôn thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng đồng thời bảo đảm được yêu cầu hoạt động của ngành dược. Thực hiện tốt các quy trình chất lượng cũng là cách để cơng ty đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc cũng như tiết kiệm chi phí sai hỏng trong q trình hoạt động. Đây là hoạt động làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tenamyd trên thị trường. Đồng thời cũng tổ chức thực hiện tốt các tiêu chuẩn để xét GMP –EU của nhà máy sản xuất thuốc Cephalosprin, nhà máy đạt chuẩn sẽ là điều kiện rất tốt để xuất khẩu thuốc sang các nước Châu Âu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tenamyd.

- Đội ngũ lãnh đạo tăng cường cơng tác phân tích, dự báo mơi trường cạnh tranh, từ đó đề ra phương án cạnh tranh cụ thể. Từ mục tiêu cạnh tranh chung của doanh nghiệp, các phòng ban sẽ tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Có như vậy thì Tenamyd mới có những bước đi cụ thể, đúng đắn trong mơi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là có những đối thủ mạnh như Hậu Giang, Pymepharco.

- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch kinh doanh cụ thể của từng phòng ban, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch nhằm đôn đốc hoàn

thành kế hoạch nếu chưa hoàn thành, hoặc tuyên dương khen thưởng nếu hồn thành vượt kế hoạch nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.

- Tổ chức có hiệu quả hệ thống thông tin doanh nghiệp giúp công ty thực hiện tốt sự điều phối nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, bên cạnh đó cịn tạo ra kệnh trao đổi thơng tin giữa các phịng ban, giữa lãnh đạo với nhân viên và ngược lại. Khai thác triệt để dữ liệu trên phần mềm ASIA, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo.

- Xây dựng môi trường làm việc tốt để nhân viên làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, cởi mở, thẳng thắn. Nâng cao mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, tạo nên một đội ngũ nhân viên đồng tâm, cống hiến hết mình, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty.

3.2.3 Giải pháp nâng cao tiềm lực vơ hình

Tenamyd thành lập sau các đối thủ mạnh rất nhiều đồng thời sản phẩm của Tenamyd cũng chỉ là sản phẩm sản xuất nhượng quyền, giá cả cịn cao, do đó hình ảnh, danh tiếng trên thị trường OTC chưa có nhiều. Vì vậy để nâng cao tiềm lực vơ hình của mình cơng ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

- Phát huy hơn nữa điểm mạnh của Tenamyd là độ tin cậy của đối tác kinh doanh và uy tín, mối quan hệ xã hội của ban lãnh đạo. Nâng cao hơn nữa sự tin cậy của đối tác và mối quan hệ hiện tại để đưa sản phẩm của Tenamyd ra thị trường một cách rộng rãi hơn, để khách hàng biết đến Tenamyd nhiều hơn nữa. Tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như đối tác kinh doanh bằng các hình thức như: Thanh tốn đúng hạn theo thỏa thuận hợp đồng cho nhà cung cấp, hợp tác bền vững lâu dài với đối tác; cung cấp hàng nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng, giá cả sản phẩm phù hợp với chất lượng…

- Tenamyd cần phải khơng ngừng củng cố hình ảnh và uy tín của mình trong mắt khách hàng thơng qua cơng cụ hữu hiệu nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Vì sản phẩm Tenamyd có lợi thế hơn trên thị

trường điều trị, do đó Tenamyd nên tập trung đầu tư, phát triển mạnh hơn nữa ở tuyến này để thương hiệu Tenamyd ngày càng mạnh hơn.

- Năng lực quảng cáo tiếp thị của Tenamyd được đánh giá là còn yếu hơn so với đối thủ. Vì thế, bộ phận marketing với đầy đủ chức năng cần thực hiện tất cả hoạt động như nghiên cứu thị trường, các hoạt động về xúc tiến thương mại như các hoạt động tặng quà khuyến mãi, tổ chức dự thưởng, các chương trình tri ân khách hàng; các hoạt động quảng bá và PR, gồm cả các hoạt động PR nội bộ Tenamyd để tăng cường tạo dựng lòng tin, tăng sức mạnh quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh, vị thế của Tenamyd trên thị trường.

- Lựa chọn những phương thức truyền thông hiệu quả nhất, phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau để quảng bá thương hiệu. Quan tâm chăm sóc cho khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng thân thiết cần có những hoạt động thiết thực như du lịch các nước nổi tiếng, tri ân khách hàng…để giữ chân khách hàng.

- Chủ động rà soát lại các biển hiệu, băng rơn, hình ảnh truyền thông của Tenamyd để không tồn tại những nội dung cũ, hết hạn, rách hỏng…ảnh hưởng đến hình ảnh của Tenamyd. Bên cạnh đó, việc nâng cao hình ảnh và uy tín cịn có thể đạt được thơng qua việc chủ động đề xướng và phục vụ tốt các hoạt động cơng ích, hoạt động từ thiện, tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp.

- Xây dựng văn hóa cơng ty mang một bản sắc riêng cũng là cách tạo dựng thương hiệu hiệu quả. Trong đó bước đầu tiên là hồn thiện từng cá nhân về phong cách giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, tính chun nghiệp trong cơng việc biến mỗi cá nhân thành một đại diện cho Tenamyd. Ngoài ra, nhân viên mặc đồng phục, đeo bảng tên mang logo công ty… cũng là những cách nhằm xây dựng văn hóa cơng ty mang bản sắc riêng.

3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực marketing

Tenamyd còn nhiều yếu kém trong các hoạt động marketing, làm giảm khả năng bán hàng ra thị trường, do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần nâng cao năng lực marketing thông qua các giải pháp sau:

- Chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của Tenamyd, đặc biệt dược phẩm là một loại hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó Tenamyd phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà cịn an tồn với người tiêu dùng, nhất là phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ y tế trong việc bảo quản và phân phối. Đối với chỉ tiêu này, Tenamyd được đánh giá là khá tốt, xấp xỉ các đối thủ. Do đó bộ phận quản lý chất lượng cần làm việc nghiêm túc, hết mình để sản phẩm đầu ra của Tenamyd luôn giữ được chất lượng bằng và tốt hơn hiện tại để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào tính hiện đại của hệ thống sản xuất, q trình kiểm nghiệm của phịng QA. Do đó, q trình sản xuất thuốc cũng như kiểm nghiệm phải đặt mục tiêu, trách nhiệm lên hàng đầu để đảm bảo thuốc khi lưu hành trên thị trường cũng như đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng.

- Phòng Nghiên cứu và phát triển kết hợp với bộ phận Marketing nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng, cải tiến mẫu mã, bao bì gấy ấn tượng mạnh hơn cho khách hàng, đưa thương hiệu Tenamyd trở thành một thương hiệu được nhiều khách hàng là các nhà phân phối cũng như khách hàng lẻ biết đến.

- Giá cả đang là rào cản của sản phẩm Tenamyd với người tiêu dùng. Vì vậy cùng với chính sách sản phẩm chất lượng cao, Tenamyd cần tiến hành thu thập thống kê giá trên thị trường cũng như giá cả của đối thủ để có chính sách giá linh hoạt. Công ty cũng cần nghiên cứu quy trình sản xuất, tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào với chi phí thấp để sản xuất những sản phẩm có giá cạnh tranh để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm tenamyd , luận văn thạc sĩ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)