7. Kết cấu nội dung
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng
2.3.3.6. Kết quả hồi quy mơ hình với robust và cluster
Khi xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan thì mơ hình ước lượng sẽ khơng cịn chính xác. Do đó, sử dụng phương pháp hồi quy với robust và cluster để khắc phục tình trạng này và đưa ra những ước lượng Tốt nhất, Tuyến tính, Khơng chệch và Hiệu quả (Blue).
Bảng 2.10: Kết quả hồi quy mơ hình với robust và cluster
Đơn vị tính: %
ROA ROE NIM
SIZE 0.1974758* (0.089) 5.357568 (0.252) 0.3677997** (0.020) CA 0.0364012*** (0.005) 0.3896149 ( 0.541) 0.1173154 *** (0.004) LA -0.0292195* (0.063) -0.9986797 (0.122) 0.019503 (0.265) DP 0.0025739 (0.787) 0.0316688 (0.849) 0.001276 (0.907) GDP 0.0376209 (0.488) -0.90945 (0.620) 0.0040041 (0.949) INF 0.0075532 (0.252) -0.0587262 (0.665) 0.0179146 (0.361) C (Constant) -0.4942289 (0.693) 2.580429 (0.930) -3.378318 (0.191) R-square 0.2720 0.0495 0.5470 Prob (F-statistic) 0.0013 0.0000 0.0001 N 87 87 87 (Nguồn: Phụ lục 10) Lưu ý: Các số liệu trong dấu ngoặc đơn là thống kê T
* Mức ý nghĩa 10% ** Mức ý nghĩa 5% *** Mức ý nghĩa 1% Ý nghĩa kết quả ước lượng của mơ hình hồi quy:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – ROA
o Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
Biến SIZE: Hệ số tương quan giữa SIZE với ROA là 0.1974758 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, tức là khi quy mô ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì giá trị bình quân của ROA sẽ tăng lên 0.1975%, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Biến CA: Hệ số tương quan giữa CA với ROA là 0.0364012 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi quy mơ vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ tăng lên 0.0364%, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên.
Biến LA: Hệ số tương quan giữa LA với ROA là -0.0292195 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, tức là khi quy mô các khoản cho vay tăng lên 1% thì giá trị bình quân của ROA sẽ giảm 0.0292%, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên. Biến DP: Hệ số tương quan giữa DP với ROA là 0.0025739 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến GDP: Hệ số tương quan giữa GDP với ROA là 0.0376209 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến INF: Hệ số tương quan giữa INF với ROA là 0.0075532 và không có ý nghĩa thống kê.
Biến C (Constant): Hệ số tương quan giữa C (Constant) với ROA là -0.4942289 và khơng có ý nghĩa thống kê.
o Ý nghĩa của R-square:
R2 = 27.20%: các biến độc lập trong mơ hình bao gồm biến SIZE, CA, LA, DP, GDP, INF đã giải thích được 27.20% sự biến động của ROA. Còn 72.80% còn lại sự biến động của ROA chưa được giải thích là do sai số hoặc bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mơ hình.
o Ý nghĩa của Prob (F-statistic): Giả thuyết:
Ho: R2 = 0 (mơ hình khơng phù hợp với mẫu nghiên cứu) H1: R2 # 0 (mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu)
P_value (F) = 0.0013 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE
o Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
Biến SIZE: Hệ số tương quan giữa SIZE với ROE là 5.357568 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến CA: Hệ số tương quan giữa CA với ROE là 0.3896149 và khơng có ý nghĩa thống kê.
thống kê.
Biến DP: Hệ số tương quan giữa DP với ROE là 0.0316688 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến GDP: Hệ số tương quan giữa GDP với ROE là -0.90945 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến INF: Hệ số tương quan giữa INF với ROE là -0.0587262 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến C (Constant): Hệ số tương quan giữa C (Constant) với ROE là 2.580429 và khơng có ý nghĩa thống kê.
o Ý nghĩa của R-square:
R2 = 4.95%: các biến độc lập trong mơ hình bao gồm biến SIZE, CA, LA, DP, GDP, INF đã giải thích được 4.95% sự biến động của ROE. Còn 95.05% còn lại sự biến động của ROE chưa được giải thích là do sai số hoặc bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mơ hình.
o Ý nghĩa của Prob (F-statistic): Giả thuyết:
Ho: R2 = 0 (mơ hình khơng phù hợp với mẫu nghiên cứu) H1: R2 # 0 (mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu)
P_value (F) = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng – NIM
o Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
Biến SIZE: Hệ số tương quan giữa SIZE với NIM là 0.3677997 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, tức là khi quy mơ ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì giá trị bình quân của NIM sẽ tăng lên 0.3678%, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên.
Biến CA: Hệ số tương quan giữa CA với NIM là 0.1173154 và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, tức là khi quy mơ vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì giá trị bình quân của NIM sẽ tăng lên 0.1173%, trong điều kiện các yếu tố khác được giữ nguyên.
kê.
Biến DP: Hệ số tương quan giữa DP với NIM 0.001276 và khơng có ý nghĩa thống kê. Biến GDP: Hệ số tương quan giữa GDP với NIM là 0.0040041 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến INF: Hệ số tương quan giữa INF với NIM là 0.0179146 và khơng có ý nghĩa thống kê.
Biến C (Constant): Hệ số tương quan giữa C (Constant) với NIM là -3.378318 và khơng có ý nghĩa thống kê.
o Ý nghĩa của R-square:
R2 = 54.70%: các biến độc lập trong mơ hình bao gồm biến SIZE, CA, LA, DP, GDP, INF đã giải thích được 54.70% sự biến động của NIM. Còn 45.30% còn lại sự biến động của NIM chưa được giải thích là do sai số hoặc bởi các nhân tố khác chưa được đưa vào mơ hình.
o Ý nghĩa của Prob (F-statistic): Giả thuyết:
Ho: R2 = 0 (mơ hình khơng phù hợp với mẫu nghiên cứu) H1: R2 # 0 (mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu)
P_value (F) = 0.0001 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, do đó bác bỏ giả thuyết Ho, mơ hình phù hợp với mẫu nghiên cứu.
2.3.3.7. Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Đối với biến ROA
Quy mô ngân hàng (SIZE) có mối tương quan dương với ROA thơng qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.
Quy mô vốn chủ sở hữu (CA) có mối tương quan dương với ROA thông qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.
Quy mơ các khoản cho vay (LA) có mối tương quan âm với ROA thông qua hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.
dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) có mối tương quan dương với ROA thông qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối tương quan dương với ROA thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Đối với biến ROE
Quy mô ngân hàng (SIZE) có mối tương quan dương với ROE thông qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Quy mơ vốn chủ sở hữu (CA) có mối tương quan dương với ROE thông qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Quy mơ các khoản cho vay (LA) có mối tương quan âm với ROE thơng qua hệ số ước lượng âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Quy mô tiền gửi (DP) có mối tương quan dương với ROE thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) có mối tương quan âm với ROE thông qua hệ số ước lượng âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối tương quan âm với ROE thông qua hệ số ước lượng âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Đối với biến NIM
Quy mô ngân hàng (SIZE) có mối tương quan dương với NIM thông qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% .
Quy mơ vốn chủ sở hữu (CA) có mối tương quan dương với NIM thơng qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.
Quy mô các khoản cho vay (LA) có mối tương quan dương với NIM thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Quy mơ tiền gửi (DP) có mối tương quan dương với NIM thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) có mối tương quan dương với NIM thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối tương quan dương với NIM thơng qua hệ số ước lượng dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi tại các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau:
Quy mơ ngân hàng (SIZE) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi ROA, NIM của ngân hàng thông qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10% và 5%. Mối tương quan dương chỉ ra rằng các ngân hàng càng mở rộng quy mơ thì khả năng sinh lợi càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mô. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Goddard et al. (2004) , Dr. Aremu và Mukaila Ayanda (2013). Các nghiên cứu này cho rằng quy mơ ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng bởi hai lý do: (1) nhờ sức mạnh của thị trường, các ngân hàng lớn sẽ trả chi phí đầu vào ít hơn, (2) ngân hàng có thể có lợi thế kinh tế theo quy mô thông qua việc phân bổ chi phí cố định trên một khối lượng giao dịch lớn. Thực vậy, ở Việt Nam, các ngân hàng có quy mơ lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Eximbank…nhờ vào sức mạnh thị trường có thể thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp, vì thế khả năng sinh lợi của các ngân hàng này rất lớn.
Quy mô vốn chủ sở hữu (CA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi ROA, NIM của ngân hàng thơng qua hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Anna P.I. Vong (2009). Các nghiên cứu này cho rằng, một ngân hàng có vị trí vốn vững mạnh có khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả hơn, hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh sẽ giúp các ngân hàng đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an tồn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Điều này phù hợp với thực tế kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam. Từ năm 2010, NHNN đã quy định các NHTM tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy việc mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng nguồn vốn của các ngân hàng. Điều này chứng tỏ
các ngân hàng đang sử dụng tốt nguồn vốn trong việc tạo ra lợi nhuận.
Quy mô các khoản cho vay (LA) có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi ROA của ngân hàng thông qua hệ số ước lượng âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Alper và Anbar (2011), nghiên cứu cho rằng rủi ro cho vay trong hoạt động của các NHTM quyết định rất lớn đến sự tồn tại của các NHTM. Các ngân hàng càng tăng nhanh các khoản cho vay, thì càng phải trả chi phí cao hơn cho việc huy động vốn, và điều này dẫn đến một tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi.
Quy mô tiền gửi (DP) có hệ số tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy để hoạt động hiệu quả không nhất thiết phải nắm giữ nhiều khoản tiền gửi, mà cần quan tâm đến các chi phí trong việc huy động vốn cũng như rủi ro các khoản cho vay. Nếu nhu cầu vay vốn không nhiều hơn lượng tiền gửi có thể làm giảm thu nhập, các khoản huy động vốn này sẽ trở thành chi phí cho các ngân hàng. Nhưng điều này khơng có nghĩa là quy mơ tiền gửi khơng có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, mà nghĩa là quy mơ tiền gửi ít ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các NHTM cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian nghiên cứu.
Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) và khả năng sinh lợi của ngân hàng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu của Fadzlan Sufian F. & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippiens giai đoạn từ năm 1990 – 2005. Mơ hình chưa thể khẳng định được tác động của nhân tố này, cần có một nghiên cứu lớn hơn để xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này.
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ lạm phát (INF) và khả năng sinh lợi của ngân hàng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Anna P.I. Vong (2009). Điều này xuất phát từ sự chưa hiệu quả của các công cụ dự báo lạm phát tại Việt Nam, từ đó dẫn đến lạm phát kỳ vọng vẫn chưa sát với lạm phát thực. Chính vì vậy, lãi suất cho vay không được điều chỉnh kịp thời với tốc độ tăng của chi phí, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Để khẳng định được ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát cần có nghiên cứu với mẫu lớn hơn.