Thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

2.2 Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.2.3. Thẩm định tín dụng

Trước năm 2007, ACB chủ yếu áp dụng mơ hình thẩm định tín dụng phân tán. Theo đó, nhân viên tín dụng tập trung tại các kênh phân phối. NVTD đồng thời

là NVKD chịu chỉ tiêu doanh số dư nợ tín dụng và chịu trách nhiệm về thẩm định đề xuất cấp tín dụng.

Định hướng áp dụng mơ hình quản lý rủi ro được triển khai thơng qua việc ra đời TTTDCN vào năm 2007. TTTDCN trực thuộc hội sở gồm:

- Bộ phận tín dụng tín chấp: đây là bộ phận tập trung, chuyên xử lý các hồ sơ cho vay khơng có tài sản đảm bảo.

- Bộ phận tái thẩm định với các chức năng chính là hỗ trợ các đơn vị (trừ các đơn vị tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh) trong việc trình duyệt các cấp có thẩm quyền; tái thẩm định các hồ sơ theo yêu cầu của cấp phê duyệt và hỗ trợ các đơn vị trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn.

Trong hai năm 2009-2010, ACB đẩy mạnh việc thành lập các TTTDCN tại các khu vực trong địa bàn Tp.Hồ Chí Minh như TTTDCN khu vực Sài Gòn, TTTDCN khu vực Tân Sơn Nhất, TTTDCN khu vực Chợ Lớn và các địa bàn trên cả nước như TTTDCN khu vực Hà Nội, TTTDCN khu vực Đà Nẵng, TTTDCN khu vực Vũng Tàu, TTTDCN khu vực Cần Thơ.

Việc phân chia khu vực quản lý của từng trung tâm nhằm giảm thiểu rủi ro trong quản lý địa bàn cho vay của ACB, tách bạch việc bán hàng do KPP quản lý và việc phân tích hồ sơ vay vốn do hội sở giám sát. Điều này đảm bảo tính khách quan trong nhận định hồ sơ vay vốn của khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân thơng qua các văn bản hướng dẫn thẩm định, chính sách tín dụng, sản phẩm và quy trình tín dụng liên tục được cập nhật thay đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)