Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN

3.1. Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu

3.1.1. Định hướng chung

Năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015. Định hướng này có hai nội dụng nền tảng:

Tầm nhìn và sứ mệnh: ACB tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam,

Tham vọng và mục tiêu: Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – quản lý tốt – hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nổ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả nhất Việt Nam.

Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một ngân hàng lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẵn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam. Theo đó:

- Về kinh doanh có năm sáng kiến chiến lược của hai khối kinh doanh đã kết thúc giai đoạn dự án và bắt đầu áp dụng toàn hệ thống từ đầu năm 2012. - Về chuyển đổi hệ thống kênh phân phối, đã kết thúc giai đoạn chuẩn bị và từ

năm 2012 bắt đầu sắp xếp lại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch, chuyển đổi mạng lưới kênh phân phối hiện nay thành hệ thống hai cấp.

- Về công nghệ thông tin, ACB đã xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015 và bắt đầu thực hiện từ năm 2012.

- Về quản trị điều hành, ACB thực hiện mục tiêu chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành hướng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thực tiễn của ACB.

(Nguồn: Định hướng phát triển của ACB)

3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân

Cho vay KHCN là thị trường rộng, đầy tiềm năng và cũng chứa đựng khơng ít rủi ro. Để khai thác hết tiềm năng thị trường, ACB chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả cho vay. Ngoài ra, tăng cường cho vay KHCN hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ như kinh doanh cá thể, hộ gia đình để tiếp vốn sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng xây dựng định hướng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi từng giai đoạn kinh tế, thường xuyên theo dõi các diễn biến kinh tế, xã hội, pháp luật trong nước để cập nhật thay đổi các tiêu chí đánh giá, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đề ra chính sách cho vay phù hợp với thực tiễn đồng thời định hướng hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Hồn thiện quy trình tín dụng đảm bảo thực hiện tốt cơng tác quản lý tín dụng. Cơng tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chun mơn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thơng qua q trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm sốt tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo mơi trường kinh tế và các giới hạn được thiết lập.

Tăng cường công tác đánh giá rủi ro và giám sát tín dụng để rà sốt việc tn thủ các quy định của ngân hàng đối với từng hồ sơ vay vốn, xác định những rủi ro tiềm ẩn trên cơ sở đó nhằm phân tán rủi ro đối với từng khu vực, ngành nghề. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn

vay của khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cho vay…

Xây dựng đội ngũ nhân viên có phẩm chất đạo đức và năng lực. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơng nhân viên, có chính sách nhân sự hợp lý đảm bảo thu hút nhiều nhân tài, quản trị tốt con người.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tín dụng cá nhân bằng cách cải tiến liên tục các đặc điểm thế mạnh của chương trình và sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm trọn gói bằng việc gắn sản phẩm tín dụng với các tiện ích khác của ngân hàng nhằm gia tăng tiện ích, giảm áp lực trả nợ cho khách hàng trong thời gian đầu. Qua đó, khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB 3.2.1. Giải pháp do ACB tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)