4.4.3.1 .Tỉ số nợ
4.4.4.2. Tỷ số sức sinh lời căn bản
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ số sức sinh lợi căn bản qua 3 năm của công ty đều mang giá trị dương và cũng tương đối khả quan. Giá trị dương cho thấy công ty đang kinh doanh có lãi, cụ thể năm 2007 là 5,87%, năm 2008 lợi nhuận
trước thuế và lãi tăng 76,83% và bình quân giá trị tổng tài sản tăng 25,89% nên tỷ số sức lợi căn bản đạt 8,24% tăng 2,37% so vớI năm 2007, những đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế và lãi chỉ tăng thêm 2,00% so với năm 2008 nhưng bình quân giá trị tổng tài sản tăng thêm 17,05% nên làm cho tỷ số sức sinh lợi căn bản chỉ đạt 7,18%. Để tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty được ổn định và đạt kết quả cao thì cơng ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêu thụ hàng hoá, gia tăng sản xuất tạo môi trường tốt cho việc gia tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đồng thời xác định nhu cầu vốn ở mức hợp lý.
4.4.4.3. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ số lợi nhuận rịng trên tài sản là khá thấp qua 3 năm và có sự dao động, không ổn định. Tỷ số này mặc dù lớn hơn 0, nhưng khá là thấp, cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty mặc dù có lãi nhưng khơng khả quan cho thấy. Cụ thể là năm 2007 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu là 0,87%, năm 2008 giảm chỉ còn 0,34% do lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 50,87% so với năm 2007, đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế tăng 220,20% và bình quân giá trị tổng tài sản tăng 17,05% và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng lên 0,93%.
4.4.4.4. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 3 năm có sự dao động và không ổn định, mặc dù tỷ số này lớn hơn 0, cơng ty kinh doanh có lãi nhưng tỷ số này vẫn còn rất thấp. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận trước thuế giảm 50,87% và bình quân giá trị vốn chủ sở hữu cũng giảm 3,94% so với năm 2007, dẫn đến tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ có 1,46% giảm 1,39% so với năm 2007, đến năm 2009 do lợi nhuận tăng 220,20%, mặc dù bình quân giá trị vốn chủ sở hữu giảm 4,84% nên dẫn đến tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng đến 4,90%, mặc dù năm 2009 tăng hơn năm 2008, 2007 nhưng tỷ số vẫn cịn rất thấp, cơng ty nên đẩy mạnh sản xuất và giảm bớt các chi phí khơng cần thiết để đẩy doanh thu cao hơn, như vậy tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mớI có xu hướng được nâng cao.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1.ROA(%) Đồng 0,87 0,34 0,93
2. Địn bẩy tài chính Đồng 3,82 4,70 5,86
ROE( %) % 3,32 1,60 5,45
(Nguồn: Phịng Kế tốn cơng ty)
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Năm 2008 ROE là 1,60 so với năm 2007 ROE giảm 1,72. Nguyên nhân do ROA giảm nhanh hơn so với sự gia tăng của địn bẩy tài chính.
- Năm 2009 ROE là 5,45 tăng 3,85 so với năm 2008. Nguyên nhân cũng do ROA tăng và sự gia tăng của địn bẩy tài chính.
- Địn bẩy tài chính qua 3 năm có chiều hướng tăng nhưng do XN hoạt động khơng hiệu quả nên nó là nguyên nhân làm giảm mạnh suất sinh lời của VCSH và chính địn bẩy tài chính sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của cơng ty vào tình trạng khơng khả quan.
4.5. Đánh giá chung tình hình tài chính tại cơng ty.
Qua q trình phân tích tài chính của cơng ty TNHH kinh doanh chế biến và xuất nhâp khẩu thủy sản Minh Hiếu ta có thể đánh giá chung về tình hình tài chinh của công ty.
Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng thể hiện thông qua bảng cân đối kế tốn của cơng ty, nguồn vốn của công ty không ngừng được bổ sung. Năm 2007 nguồn vốn của công ty là 60.884.024.295 đồng, năm 2008 tăng thêm 19.738. 826.824 đồng đạt 80.622.851.119 đồng, và đạt 89.689.468.685 đồng. Sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu nên vấn đề chất lượng sản phẩm là điều quan trọng và mục tiêu trước mắt là hai thị trường lớn là EU và Mỹ. Chính điều đó công ty thực hiện chương trình quản lý HACCP và chương trình quản lý
ISO 9002. Ngồi ra, cơng ty còn thực hiện đa dạng hóa sản phẩm với những mặt hàng mới có giá trị cao như: Sú PTO, NOBASHI…đáp ứng thị hiếu cũng như ngày càng cao của khách hàng.
Việc hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm qua tuy có hiệu quả nhưng khơng khả quan nhiều cho lắm, điển hình là năm 2008 doanh thu đã bị giảm đi rất lớn, cụ thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm 261,50% so với năm 2007. Năm 2008 là năm mà các doanh nghiệp phải tìm chỗ đứng và trụ lại cho mình trong khi những doanh nghiệp khác lần lượt bị phá sản, kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng, do đó các cơng ty trong nứơc cũng không khỏi bị ảnh hưởng. Cụ thể, năm 2007 tổng doanh thu là 92.886.753.831 đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 125.978.244 đồng, năm 2008 lợi nhuận thuần giảm xuống còn -455.406.369 đồng, tổng doanh thu cũng giảm còn 68.400.949.535 đồng. Bước sang năm 2009 tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có vẻ lác quan và đang trên đà phát triển tổng doanh thu đạt 162.701.930.938 đồng, lợi nhuận thuần là 697.041.453 đồng tăng 253,06% so với năm 2008. Năm 2007 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 0,54%, năm 2008 giảm xuống còn 0,36% và tăng 0,49% vào năm 2009. Mặc dù tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 tăng 0,13% so với năm 2008 nhưng tỷ số này vẫn chưa cao, công ty cần phải nâng tỷ số này lên nữa bằng cách tăng doanh thu bán hàng lên. Việc xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn trước đặc biệt là khi xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU và Mỹ, các hàng rào về chất lượng luôn là rào cảng lớn nhất cho các công ty. Do vậy công ty nên có chiến lược thích hợp để thâm nhập vào các thị trường khó tính này để nâng cao hơn nữa doanh thu bán hàng cho công ty.
Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU MINH HIẾU.
5.1.Những tồn tại cần khắc phục tại công ty.
Thơng qua số liệu phân tích, ta thấy tình hình thực hiện doanh thu của công ty liên tục biến đổi chưa ổn định qua các năm hoạt động. Mức doanh thu mà công ty đạt được còn thấp nhiều so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Doanh thu mà công ty thu về hàng năm chủ yếu là từ thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa mang lại nguồn doanh thu khơng đáng kể cho cơng ty. Bên cạnh đó, sản phẩm của cơng ty còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã.
Ở khoản mục tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên liên tục qua 3 năm nhưng khoản mục tiền mặt hiện có ở cơng ty rất ít, đến năm 2009 chỉ cịn chiếm một khoản nhỏ trong tổng tài sản của cơng ty và tính thanh khoản của các tài sản ngắn hạn này rất thấp khi cơng ty cần sử dụng tiền mặt gấp thì khoản TS ngắn hạn này lại khơng chuyển hóa thành tiền mặt nhanh được.
Khoản phải thu khách hàng nợ tiền của công ty cũng tăng lên nhiều trong 3 năm qua, cho khách hàng nợ nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty không được linh hoạt khi cần huy động đến.
Khoản mục hàng tồn kho cũng không ngừng tăng trong 3 năm, hàng tồn kho chiếm một tỉ lệ khá quan trọng trong tổng tài sản, chi phí dành cho quản lý hàng tồn kho cũng vì thế cũng khơng ngừng tăng theo, vì vậy cơng ty nên giữ khoản mục này ở một mức độ hợp lý hơn.
Nợ phải trả của công ty cũng tăng lên quá nhiều chiếm tỷ trọng rất lớn trong tồng nguồn vốn, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn tại ngân hàng dùng vào việc nâng cao công nghệ kỹ thuật sản xuất, trang bị máy móc, thiết bị cho nhà xưởng. Nếu nợ phải trả đến hạn mà công ty không đủ khả năng để thanh tốn thì chủ
nợ có thể nhờ vào sự can thiệp của pháp luật, điều này gây bất lợi cho công ty rất nhiều
5.2.Các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại cơng ty.
Để có thể nâng cao tình hình tài chính hiện tại của công ty, cần phải đề ra những chiến lược và biện pháp thực thi hợp lý, như vậy tài chính của cơng sẽ thêm vững mạnh và cơng ty sê không ngừng phát triển đi lên trong thời gian sắp tới. Mặc dù đã có những cố gắng và nổ lực không ngừng nghỉ bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty vẫn bộc lộ khơng ít những hạn chế trong chính sách quản lý tài chính gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính của cơng ty như sau:
* Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý.
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của cơng ty trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựa chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu – tức là tối đa tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của cơng ty là nhỏ và cơng ty sẽ thốt khoi nguy cơ phá sản.
Với cơ cấu vốn của công ty đang dần bị bất hợp lý là TSLĐ chiếm tỷ trọng có khả năng lớn hơn TSCĐ, hiện tại thì tỷ trọng của cả hai đang có xu hướng gần bằng nhau. Do vậy công ty nên cần cân đối lại nên giảm bớt tỷ trọng của TSLĐ xuống, đồng thời trang thiết bị của công ty cần được đầu tư đối mới trong giai đoạn tới. Để thực hiện được điều này, công ty cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn. Trong khi đó các chủ nợ thường xem xét hiệu quả kinh doanh và cơ cấu tài chính của cơng ty rồi mới quyết định cho vay hay là khơng. Vì vậy, muốn có vốn được đầu tư đổi mới công nghệ trong những năm tới, ngay từ bây giờ công ty phải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn.
Theo em, cơ cấu vốn phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ mà công ty đã lựa chọn, mà theo em nghĩ như hiện nay chính sách tài trợ của cơng ty thuộc dạng chính sách tài trợ mạo hiểm, tức là nguồn vốn ngân hàng tham gia tài trợ cho các TSLĐ và TSCĐ, chính sách này dễ đẩy cơng ty vào tình trạng mất khả năng
thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh tốn nhanh. Nó có thể được áp dụng đối với các cơng ty được nhà cung cấp cho chịu với kỳ hạn dài và số lượng lớn. Nhưng chính vì thế, đối với cơng ty khó có thể áp dụng chính sách bán chịu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung.
Cơng ty nên dựa vào đó xác định nhu cầu về vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra một cách bình thường. Cụ thể là, cơng ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào…để từ đó cân đối lại nợ dài hạn làm một trong giải pháp huy động vốn để cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của cơng ty được vững chắc hơn.
Vì vậy cơng ty có thế áp dụng chính sách huy động vốn sau:
Chính sách huy động tập trung nguồn: tức là công ty chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn. Chính sách này cơ ưu điểm chi phí huy động có thể giảm song nó có nhược điểm làm cho cơng ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.
Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ khi áp dụng chính sách này. Trước hết, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm: + Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tập tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.
+ Lợi nhuận giữ lại đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của cơng ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào cơng ty làm ăn có lãi thì mới được bổ sung được cho nguồn vốn này còn làm ăn thua lỗ thì khơng những khơng bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này. Để tăng lợi nhuận giữ lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết.
Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu là một con số khiêm tốn so với lợi nhuận mà công ty cần đáp ứng
* Sử dụng các chính sách bán chịu hợp lý hơn để tăng doanh thu.
Các khoản phải thu tăng qua 3 năm, các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty thường chiếm tỷ trọng cao buộc cơng ty phải tìm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp nên chi phí hoạt động tài chính của cơng ty cao hơn thu nhập hoạt động tài
chính. Một phần do lãi vay tăng lên, một phần do chi phí địi nợ tăng lên. Tuy nhiên muốn tiêu thụ hàng, công ty phải chấp nhận, chính vì vậy, cơng ty cần chủ động thực hiện chính sách bán chịu để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường mà không bị thiệt hại nhiều.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu hàng hóa trở thành một thứ công cụ khuyến mại của người bán mà vai trị của nó là khơng thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu bán hàng, vì vậy cơng ty cần phải:
- Xác định mục tiêu bán chịu: nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho.
- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
- Tính tốn hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi là một trong những biện pháp để đẩy nhanh tiêu thụ.
Nhờ bán chịu hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng cơng ty có thể tiêu thụ được lượng hàng tồn kho so với không bán chịu cho khách hàng, có thể cải thiện như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho.
Để thực hiện chính sách này cơng ty cần phải:
- Giao trách nhiệm cho một bộ phận trong phòng kinh doanh chuyên giải quyết các vấn đề xung quanh chính sách bán chịu.
- Có phương pháp xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó địi…đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro cơng ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu.
- Thời hạn bán chịu khơng q dài
- Khách hàng có khả năng thanh toán nợ trong tương lai. - Lãi suất nợ vay thấp.
* Một biện pháp có thể áp dụng thêm nữa là đổi mới công nghệ sản xuất để
tăng chất lượng sản phẩm như vậy sẽ góp phần tăng doanh thu
Để làm được việc đổi mới cơng nghệ thì những bước tiếp theo có thể làm là; - Bồi dưỡng, đào tạo lao động có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất