- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
VIỆT NAM 3.1 CÁC CHỦNG TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
3.2 CÁC CHỦNG TỘC Ở VIỆT NAM 1 Nguồn gốc các chủng tộc ở Việt Nam
3.2.1 Nguồn gốc các chủng tộc ở Việt Nam
Nằm ở phía Đơng bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á, trên đường đi của các luồng di cư trong lịch sử nên Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Đại bộ phận là dân tộc Việt (còn được gọi là dân tộc Kinh) và 53 dân tộc ít người sống rải rác từ Hà Giang địa đầu tổ quốc
Ơxtralơit + Môngêlôit
Anhđênêđiêng
ngun thủy Mơnglơit Nam Á cổ hóa
NamÁ hiện đại
Anhđênêđiêng hiện đại
đến mũi Cà Mau – cực nam của tổ quốc. Quá trình nghiên cứu đi tìm nguồn gốc chủng tộc người Việt Nam đã tốn rất nhiều công sức và thời gian của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Nhờ nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học, bức màn bí mật về nguồn gốc chủng tộc Việt Nam dần hé mở.
Cho tới nay, ở nước ta đã tìm được khoảng hơn 70 sọ người cổ từ những kỳ thời đại đá mới tới thời đại đồ sắt, nghĩa là từ khoảng 8000 năm trở lại đây, ở hầu khắp các địa điểm trên đất Việt Nam từ Lạng Sơn tới Cà Mau. Nhìn chung các sọ cổ này có thể xếp làm 3 loại hình chính, một loại hình có đặc điểm Ơxtralơit, một loại hình thứ hai có đặc điểm lẫn lộn, Ơxtralơit v à Mơngơlơit; và loại hình thứ ba có đặc điểm Mơngơlơit.
- Các loại hình sọ Ơxtralơit:
+ Gặp ở tất cả các thời kỳ, từ sơ kỳ đồ đá mới cách ngày nay khoảng 8000 nghìn năm với các sọ tìm được ở Lạng Sơn (làng Kiềm, Khắc Kiệm), ở Thanh Hóa (Đa Bút), qua hậu kỳ thời đại đá mới với sọ Minh Cầm (Quảng Bình) đến thời đại đồ sắt với các sọ Châu Can (Hà Tây) và núi Nấp (Thanh Hóa).
+ Diện cư trú của loại hình này như vậy rất rộng, rải khắp miền núi và đồng bằng Bắc bộ tới tận Trung bộ Việt Nam, chiếm khoảng 50% các sọ cổ đào được ở Việt Nam cho tới nay.
- Loại hình thứ hai có pha lẫn hai đặc điểm vừa Mơngơlơit, vừa Ơxtralơit:
+ Cũng gặp ở tất cả các tời kỳ, từ sơ kỳ thời đại đá mới với các sọ tìm thấy ở Lạng Sơn (phố Bình Gia, Kéo Phày, và một số sọ làng Cườm khác) qua hậu kỳ thời đại đá mới với các sọ ở Thanh Hóa (Hàm Rồng, chợ Ghềnh) đến thời đại đồng đá với các sọ Soi Nhụ (Quảng Ninh), hang Muối (Hịa Bình), Đa Bút (Thanh Hóa), Quỳnh Văn (Nghệ An) và sau cùng tới thời đại đồng sắt với các sọ Vinh Quang (Hà Tây), Thiệu Dương, núi Nấp (Thanh Hóa), Cà Mau (Nam Bộ).
+ Diện cư trú của loại hình thứ hai này cũng rất rộng, suốt từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau.
- Loại hình thứ ba mang nhiều đặc điểm Mơngơlơit:
+ Các sọ thuộc loại hình này tìm được cho tới nay có mấy đặc điểm khác hai loại hình trước: một là mới chỉ tìm đựơc các sọ thuộc thời kỳ muộn (tức là thời đại đồng thau và thời đại đồ sắt) cách ngày nay từ 2 tới 4 nghìn năm. Hai là diện phân bố hẹp, chỉ phân bố ở đồng bằng Bắc Bộ như sọ Vinh Quang ở Hà Tây và sọ núi Voi ở Hải Phòng.
+ Tuy nhiên cũng nên dè dặt về sự tồn tại của các sọ thuộc loại hình này vì các sọ này rất khó định chủng một cách chính xác, một phần vì có sọ q vụn nát (sọ Vinh Quang), có sọ lại khơng xác định được niên đại một cách rõ ràng như sọ núi Voi (vì sọ này tìm được trong một vỏ trầm tích ngay trên mặt đất khơng xác định được niên đại).
Như vậy, có thể nhận thấy rất nhiều khả năng loại hình Ơxtralơit (tức Thượng cổ) là tiền thân của loại hình Thượng ngày nay, loại hình Ơxtralơit- Mơngơlơit (tức Việt cổ) là tiền thân của người Việt, cịn loại hình Mơngơlơit phương nam cổ (tức Tày Nùng cổ) là tiền thân của các dân tộc ít người phía Bắc Việt Nam hiện nay như Tày, Nùng, Thái, Dao, Hoa,… Sự thay đổi đơi chút về hình thái của 3 loại hình này so với 3 dạng cổ tương ứng, một phần có thể do sự tiến hóa thích nghi với mơi trường sống và một phần khác do sự lai giữa 3 loại hình cổ với nhau, đặc biệt với sự hình thành người Việt hiện nay. Tổng kết lại có thể tóm tắt ý
Hình 3.3. Sơ đồ về nguồn gốc các loại hình chủng tộc ở Việt Nam
(Theo “Các chủng tộc lồi người”- Nguyễn Quang Quyền, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật).
Nếu xét về quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam theo thời gian có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Vào thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Môngôlôit, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đơng nam, tới vùng ngày nay là Đơng Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Môngôlôit kết hợp với bộ phận của Đại chủng Ơxtralơit bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng Pháp: Indonésien - Anhđônêđiêng).
- Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 5.000 năm trước đây). Tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt Nam, miền nam Trung Quốc(từ sơng Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Mơngơlơit từ phía bắc tràn xuống, sự chuyển biến này hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique).
- Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt. Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khơ me, Việt-Mường, Tày - Thái, H’Mông
- Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành nên các
dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, phía nam Việt Nam, dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm. Do nhiều yếu tố khác nhau, nhất là sự ảnh hưởng của các thế lực của người Hán ở Trung Quốc ngày nay, mà nhiều dân tộc ở phía Nam Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam như Tày, H’Mơng, Dao…
Hình 3.4. Lược đồ di cư của các bộ tộc Trung Quốc đến Việt Nam.