Một số vấn đề lý luận về chống phân biệt chủng tộc 1 Định nghĩa chống phân biệt chủng tộc

Một phần của tài liệu VẤN đề CHỦNG tộc TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM (Trang 91 - 93)

- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến

70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy

4.4.1. Một số vấn đề lý luận về chống phân biệt chủng tộc 1 Định nghĩa chống phân biệt chủng tộc

4.4.1.1. Định nghĩa chống phân biệt chủng tộc

Do nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội của vấn đề phân biệt chủng tộc hay phân biệt đối xử, các quốc gia thành viên của tổ chức Liên hợp quốc đã cùng nhau nghiên cứu, tìm cách để ngăn chặn và trừng phạt những hành vi phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Ngoài các điều ước quốc tế về nhân quyền có những quy định về chống phân biệt

chủng tộc, năm 1965, Liên hợp quốc đã thông qua một văn kiện pháp lý chuyên biệt đầu tiên nhằm xóa bỏ, trừng phạt, và lên án các hành vi phân biệt chủng tộc đó là Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

Từ những quy định đó, chống phân biệt chủng tộc được hiểu là hoạt động mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế tiến hành nhằm ngăn chặn, xóa bỏ, và trừng phạt các hành vi phân biệt chủng tộc.

Như vậy, chống phân biệt chủng tộc bao gồm cách thức, hành vi, biện pháp, các phong trào, và các chính sách được xây dựng và triển khai trong thực tiễn. Nói chung, chống phân biệt chủng tộc nhằm thúc đẩy sự bình đẳng xã hội trong đó mọi người khơng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc của họ.

Cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965 (CERD) đã quy định rằng:

“Các nước thành viên lên án nạn phân biệt chủng tộc và cam kết theo đuổi bằng mọi biện pháp cần thiết và khơng trì hỗn một chính sách loại trừ nạn phân biệt chủng tộc dưới bất cứ hình thức nào và khuyến khích sự hiểu biết giữa mọi chủng tộc, và với mục tiêu này:

- Mỗi nước thành viên cam kết sẽ không tham dự vào các hành vi hoặc tiến hành các hành động phân biệt chủng tộc chống lại các cá nhân, nhóm người hay tổ chức nào và đảm bảo rằng, mọi quan chức chính quyền cũng như các cơ quan nhà nước, quốc gia và địa phương sẽ hành động phù hợp với nghĩa vụ này;

- Mỗi nước thành viên cam kết không bảo trợ, bảo vệ hoặc giúp đỡ hành động phân biệt chủng tộc của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào;

- Mỗi nước thành viên sẽ có những biện pháp hữu hiệu để xem xét lại các chính sách của chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương và sẽ sửa đổi, hủy bỏ hoặc vơ hiệu hóa bất cứ một đạo luật hay quy định nào có thể tạo ra hoặc kéo dài vĩnh viễn sự phân biệt chủng tộc của bất cứ đâu;

- Mỗi nước thành viên sẽ ngăn cấm và chấm dứt sự phân biệt chủng tộc của bất cứ cá nhân, tổ chức hoặc nhóm người nào bằng mọi biện pháp thích hợp, bao gồm cả bằng pháp chế nếu thấy cần thiết;

- Mỗi nước thành viên sẽ khuyến khích, nơi nào thấy phù hợp, các biện pháp khác nhằm xóa bỏ hàng rào giữa các chủng tộc và hạn chế bất cứ điều gì có thể làm tăng sự phân chia chủng tộc”.

Có thể thấy các biện pháp chống phân biệt chủng tộc là rất đa dạng.

Một phần của tài liệu VẤN đề CHỦNG tộc TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w