- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy
4.4.1.3. Các nguyên tắc về chống phân biệt chủng tộc
a. Ngun tắc bình đẳng và khơng phân biệt đối xử
Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là nguyên tắc cốt lõi của vấn đề chống phân biệt chủng tộc và vấn đề nhân quyền. Nguyên tắc này tạo tiền đề quan trọng để bảo về sự bình đẳng của các cá nhân, các nhóm người, các dân tộc thiểu số trong việc hưởng quyền lợi, thành tựu phát triển của kinh tế - xã hội cũng như các quyền con người cơ bản khác. Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc này là bảo đảm để những giá trị phổ biến, không thể bị chia cắt của các quyền và tự do cơ bản của con người được thực hiện một cách bình đẳng và cơng bằng, khơng có sự phân biệt đối với việc thực hiện từng loại quyền hoặc từng loại tự do cơ bản của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm riêng biệt. Điều này đồng nghĩa với việc, mọi quốc gia phải có nghĩa vụ tạo ra các điều kiện cần thiết trên tất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa... để bảo đảm rằng mỗi cá nhân đều có thể được hưởng những quyền và tự do một cách thực tế, không bị sự hạn chế vì yếu tố lãnh thổ hoặc địa bàn cư trú.
b. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc được tự do lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Chủ quyền dân tộc là quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc đó trong đời sống quốc tế, thể hiện ở tổng thể các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc. Ngày nay, chủ quyền dân tộc được hiện thực hóa trong đời sống quốc tế thơng qua quyền dân tộc cơ bản,
là quyền vốn có của mỗi dân tộc, bao gồm: quyền được độc lập của dân tộc; quyền bình đẳng với các dân tộc khác; quyền tự quyết của dân tộc; quyền được sống trong hịa bình, an ninh, phát triển bền vững; quyền được định đoạt tài nguyên thiên nhiên.
c. Nguyên tắc lên án các hình thức phân biệt chủng tộc
Lên án các hình thức phân biệt chủng tộc cũng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng, không thể thiếu trong vấn đề chống phân biệt chủng tộc. Nó là một trong những căn cứ để xem xét trừng phạt những tệ phân biệt chủng tộc, thể hiện thái độ, quyết tâm của cộng đồng quốc tế chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Phân biệt chủng tộc cần phải bị lên án gay gắt và trừng trị nghiêm khắc. Việc lên án này không chỉ đặt ra đối với hành động phân biệt chủng tộc đã xảy ra trên thực tế mà còn phải được triển khai đối với cả những ý tưởng, học thuyết... có mục đích hướng tới sự phân biệt chủng tộc. Đối tượng bị lên án có thể là cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia. Hành vi lên án do các quốc gia, các tổ chức quốc tế, dư luận quốc tế tiến hành chắc chắn sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng vi phạm, góp phần hạn chế, tẩy chay hoặc trừng phạt những thực thể có hành động phân biệt chủng tộc. Phân biệt chủng tộc trong lịch sử quan hệ quốc tế diễn ra rất đa dạng và ở nhiều cấp độ. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc khơng phải là vấn đề đơn giản, nó địi hỏi nỗ lực của từng quốc gia cũng như cộng đồng đồng quốc tế trên rất nhiều phương diện, từ quan điểm nhận thức đến hoạch định, thực thi chính sách, pháp luật.