- Người Thượng ở Tây Nguyê n Việt Nam: Tuy còn nhiề uý kiến
70 của thế kỉ đó, cách cư xử với người da đen cũng chẳng khác gì cách cư xử đối với người da đỏ Người da đen không được dùng máy
4.3.7. Biểu hiện của chủ nghĩa chủng tộc ở các quốc gia khác
Ở Pháp
Gôbinô (1816 – 1862) đã cho xuất bản cuốn sách “Bàn về sự bất bình đẳng của các chủng tộc” vào giữa thế kỉ XIX, trong đó chứng minh rằng có chủng tộc thượng đẳng, đó là người Ariăng da trắng. Quan điểm phi khoa học này còn cho rằng các nền văn minh lớn bị huỷ hoại là vì có sự pha trộn giữa người Ariăng văn minh với chủng tộc hạ đẳng. Con cháu người Ariăng da trắng ở Pháp được Gơbinơ cho rằng đó là tầng lớp quý tộc. Tán thành và kế tục De Gôbinô, các học giả Đức liền cho người Ariăng và con cháu gần gũi nhất của họ là người German, là “chủng tộc thượng đẳng”, là người khai hố cho lồi người: “tồn bộ văn hố nhân loại bắt đầu có, từ khi tiểu chủng Bắc phương mở mắt”. Các học giả chủng tộc chủ nghĩa Mỹ cũng cho tiểu chủng Bắc phương là thượng đẳng và nói rằng người Hoa kỳ cũng thuộc “chủng tộc thượng đẳng thuần tuý” một trăm phần trăm.
Ở Châu Đại dương
Thực dân châu Âu cũng gây những tội ác tương tự từ đầu thế kỉ XIX ở châu Đại dương. Thực dân Anh ở châu úc đã thực hiện chính sách “Bạch hoá châu úc” mà hậu quả là từ 300.000 dân bản địa ở đây đến những năm 60 của thế kỉ XX chỉ còn 5000 người.
Chủ nghĩa tư bản còn thủ tiêu các dân tộc bằng một vũ khí rất thâm độc nữa là “cơng cuộc khai hố” theo văn minh châu Âu và đạo Cơ đốc. Năm 1828 một nhà hàng hải người Nga Kotseebu đã viết: “Trên một đảo ở các biển phương Nam mà có một người châu Âu đến, là cảnh chết hàng loạt theo liền người Âu ấy, tiêu diệt hàng bộ lạc”. Đây là minh chứng về tội ác mà thực dân để lại trên các quần đảo Nam Thái Bình Dương.
Một khu vực nhiều năm qua bất ổn, là điểm nóng của thế giới về bạo lực và đẫm máu, Israel, không chỉ là vấn đề tôn giáo mà phần nào cũng bởi vì một bộ phận dân cư nước này cịn nặng tư tưởng phân biệt chủng tộc. Ngồi ảnh hưởng cịn lại của chủ nghĩa đại Do Thái, ngày nay cơ cấu
xã hội của Israel cũng nuôi dưỡng thái độ kỳ thị sắc tộc. Chính phủ của ơng Sharon trong thực tế hiện dựa vào sự ủng hộ của một liên minh giữa những người Do Thái Nga, nhóm dân nhập cư đến từ Bắc Phi, Yemen, Iraq…và nhóm dân Do Thái siêu chính thống. “Các nhóm này khơng có cái gì chung, ngoại trừ tinh thần chống đối một giải pháp công bằng đối với người Palestin. Họ khinh bỉ lẫn nhau và tất cả lại khinh miệt những người Palestin và những người Israel gốc ả Rập. Họ là những thành phần dân số ngày càng có vai trị quan trọng tác động đến đường lối chính trị của chính quyền Israel, trong khi dân Do Thái trở về từ châu Âu mất dần ý nghĩa trong bầu cử. An ninh và thống nhất luôn luôn là hai trục trọng yếu của tư tưởng Israel. Điều thứ nhất chưa khi nào được đảm bảo vững chắc còn điều thứ hai đang bị xâm phạm nghiêm trọng vì thói phân biệt chủng tộc.”
Ở Nhật Bản
Đầu thế kỉ XX, trong thời kỳ bành trướng của chủ nghĩa Nhật cũng nêu ra thuyết Đại Nhật Bản, tuyên truyền rằng “chủng tộc thượng đẳng Nhật Bản” có vai trị lãnh đạo việc hình thành các dân tộc và các nền văn hố ở Đơng Á.
Ở Anh
Trên cơ sở sự phân chia “chủng tộc thượng đẳng” và “chủng tộc hạ đẳng”, các học giả tư sản đã đưa ra những thuyết “nhiều trung tâm” chủ trương rằng ba đại chủng ngày nay là con cháu của các giống vượn khác nhau ngày trước. Và cũng theo họ thì người da Trắng là thuộc chủng tộc “hồn mỹ” và người “da có màu” – như họ gọi – phát triển chưa hoàn chỉnh, chưa đạt đến trình độ “người chân chính” thực sự. ở Anh, thuyết này đã được nhiều học giả như Harintơn, Smit…ủng hộ.