Tạo nguồn vật liệu ban đầu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh học, sinh thái và nhân giống rong Bắp sú – Kappaphycus striatus (F. Schmitz) Doty ex P. C. Silva, 1996 (Trang 29 - 30)

L ỜI CAM ĐOAN

1.2. Nhân giống invitro rong biển

1.2.1.1. Tạo nguồn vật liệu ban đầu

Trong giai đoạn tạo nguồn vật liệu ban đầu thì đầu tiên rong cần được thuần hóa trong điều kiện in vitro. Rong ngoài tự nhiên đã quen với việc phát triển trong điều kiện có nhiệt độ và CĐAS cao so với điều kiện nuôi cấy in vitro. Do vậy, trước khi đưa vào môi trường in vitro cần có bước đệm giúp rong giốnglàm quen với điều kiện bên trong phịng thí nghiệm bằng cách ni trong các bể kính với nhiệt độ và CĐAS giảm dần đến khi đạt được điều kiện in vitro. Rong ngoài tự nhiên bị bám

nhiều rong tảo vàvi sinh vật (VSV)phụ sinh, trong khi đó, mẫu đưa vào nhân giống phải đảm bảo sạch bệnh và khơng có phụ sinh cũng như VSV bám. Vì thế, mơi trường dinh dưỡng thuần hóa rong vừa phải đảm bảo cho rong sinh trưởng tốt và vừa hạn chế sự phát triển của VSV có hại trong điều kiện in vitro. Vì vậy, Ge2O thường được sử dụng để hạn chế phụ sinh và VSV phát triển. Tuy nhiên, đây là hóa chất đắt tiền và có hại cho rong giống [43]. Vì thế, việc tìm ra loại mơi trường phù hợp với giai đoạn thuần hóa rong làm nguyên liệu nhân giống là rất cần thiết.

Sau khi rong thích nghi với điều kiện in vitro thì bước tiếp theo là khử trùng mẫu cấy. Khử trùng mẫu cấy sau giai đoạn thuần hóa rong là bước quan trọng quyết định cả quá trình nhân giống. Hiệu quả của nhân giống in vitro phụ thuộc vào giai

đoạn khử trùng mẫu cấy. Khử trùng mẫu cấy ở rong biển gặp khó khăn hơn so với thực vật bậc cao [44] và tỉ lệ mẫu vô trùng đạt được thấp [45]. Do cấu trúc tản rong

biển có lớp biểu bì bên ngồi mỏng [46] và chỉ được bảo vệ bởi một lớp tế bào. Khi rong được khử trùng, lớp này bị mất đi, các nguyên tố kim loại dễ dàng xâm nhập và những tác nhân vật lí khác làm hư hại mơ rong. Do đó, mơ rong trở nên nhạy cảm sau khi khử trùng. Vì vậy, phương pháp khử trùng phải vừa có thể loại bỏ các tác nhân như: Vi khuẩn, nấm và các VSV khác mà vẫn bảo vệ được các tế bào của mô cấy. Khả năng tiêu diệt nấm, khuẩn và VSV khác của các chất khử trùng phụ thuộc vào nồng độ, thời gian xử lý và mức độ xâm nhập của chúng vào các ngõ ngách trên bề mặt của mơ cấy. Vì vậy, tùy thuộc vào lồi rong mà lựa chọn chất khử trùng cũng như nồng độ sử dụng phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu sinh học, sinh thái và nhân giống rong Bắp sú – Kappaphycus striatus (F. Schmitz) Doty ex P. C. Silva, 1996 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)