3 .2Lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam
5. Cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia Việt Nam với Công ước Viên
một số điều khoản nhất định của CISG. Do đó, các bên của hợp đồng phải thực hiện thêm một bước để kiểm tra xem có những bảo lưu nào có thể ảnh hưởng đến hợp đồng. Ví dụ, Việt Nam bảo lưu rằng hợp đồng thương mại với các quốc gia trên thế giới chỉ có hiệu lực khi lập bằng văn bản, trái với Điều 11 của CISG.
5. Cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia Việt Nam với Công ước Viên Viên
5.1 Các chuyên gia với Công ước Viên 1980
“ Ngay khi CISG bắt đầu có hiệu lực, các chuyên gia Việt Nam có những nghiên
cứu về lợi ích của Cơng ước này cũng như sự tham gia của Việt Nam. Ở góc độ Nhà nước, TS Đinh Thị Mỹ Loan và các cán bộ thuộc Vụ Pháp chế thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Cơng thương) đã có những đóng góp đáng kể cho nghiên cứu trên. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số lợi ích nổi bật mà CISG mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng giúp cho hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực thương mại quốc tế được hồn thiện hơn. Từ những lợi ích to lớn này, các chuyên gia“đã
khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên nhanh chóng gia nhập Cơng ước Viên. Tuy nhiên tại thời điểm đó, nước ta đang trong bối cảnh đổi mới nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy, Chính phủ khơng dành ưu tiên cho việc gia nhập Công ước này.”
“ Tuy nhiên đến năm 2007, trong khuôn khổ dự án “Nâng cấp Hệ thống pháp lý
thương mại đa phương của Việt Nam” do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) tiến hành với sự hỗ trợ của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Uỷ ban Châu Âu (EC), cùng phối hợp với các Bộ ngành liên quan (Bộ Ngoại giao, Tổng cục Hải quan, Bộ tư pháp,“Đoàn Luật sư Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Ngoại thương), tiến hành nghiên cứu phân tích khoảng 200 Điều ước liên quan đến thương mại quốc tế quan trọng trên thế giới và đánh giá khả năng của Việt Nam”khi tham gia Công ước này.”Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quốc gia tham
gia càng nhiều Điều ước quốc tế đa phương về thương mại thì càng có thành tựu về xuất khẩu ấn tượng, tích cực (và ngược lại). Nền kinh tế Việt Nam lại đang có định hướng xuất khẩu. Vậy nên rõ ràng, nước ta cần cải thiện mức độ gia nhập các loại Điều ước như CISG.
Tóm lại, báo cáo có được từ kết quả nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị Việt Nam nên tham gia 11 Điều ước được xem là mang tính chiến lược đối với định hướng phát triển của nước ta. Và CISG đứng đầu trong danh mục 11 Điều ước ấy. Nghiên cứu này chỉ ra cho Chính phủ thấy việc gia nhập CISG là mơt bước đi mang tính thiêt yếu và có ý nghĩa quan trọng đơi với tiên trình hơi nhập manh mẽ của Việt Nam hiện nay.
5.2 Cộng đồng doanh nghiệp với Công ước Viên 1980
Công ước Viên (1980) đã nhanh chóng đi vào thực tiễn mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động ngoại thương bởi những tiện ích cũng như mức độ phổ biến và bao quát mà Công ước này mang lại. Đây là điều dễ hiểu khi mà các nguyên tắc của CISG đã trở thành thông lệ chung và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều này bao gồm cả các giao dịch quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác đến từ các quốc gia đã là thành viên của CISG. Và theo thống kê thì có tới 4 trong số 5 khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là những khu vực đã gia nhập Công ước Viên.
5.3 Các luật sư và chuyên gia tư vấn với Cơng ước Viên 1980
“ Có thể thấy, doanh nghiệp là đối tượng thủ hưởng các lợi ích từ Cơng ước Viên.
Tuy nhiên, họ khơng phải là nhóm đối tượng sử dụng trực tiếp Cơng ước. Thay vào đó,“các cố vấn pháp lý, luật sư, các chuyên gia, thẩm phán của doanh nghiệp mới là những người trực tiếp sử dụng Cơng ước này. Bởi họ đảm nhận vai trị là người tư vấn về pháp lý các“công việc liên quan đến việc soạn thảo, thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp về hợp đồng của các doanh nghiệp (trong đó bao gồm vấn đề lựa chọn luật áp dụng cũng như xử lý các tranh chấp liên quan đến luật áp dụng khi cần thiết).”Chính vì vậy, quan điểm của nhóm này về việc gia nhập Cơng ước Viên của Việt Nam có thể xem là một phản ánh chân thực, mang tính chuyên sâu và thực tế hơn.
Thơng qua việc rà sốt ý kiến của“50 luật sư, trọng tài viên, thẩm phán và các chuyên gia pháp lý đến từ các cơng ty luật - văn phịng luật sư, … cho thấy những kết quả thú vị về sự cần thiết của việc gia nhập Cơng ước Viên từ những góc độ rất thực tiễn:”
● Thứ nhất, việc gia nhập CISG là một “bệ đỡ pháp lý an toàn” cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp khi họ không lựa chọn luật áp dụng.
Bằng chứng là Công ước Viên đã giải quyết 80% trong tổng số gần 500 vụ tranh được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế khi“ mà thoả thuận giữa các bên không quy định luật áp dụng (theo thống kê từ VIAC). Nếu không gia nhập CISG, các trọng tài phải mất rất nhiều thời gian để xác định luật áp dụng cụ thể cho từng trường hợp như thế nào và hiểu ra sao. Bên cạnh đó thì hầu hết các đối tác của Việt Nam cũng là những nước thành viên của CISG.”
● “Thứ hai, với tính chất là một “trung gian pháp lý hợp lý” cho các bên
trong giao dịch thương mại quốc tế khi họ không thể thống nhất được với nhau về luật áp dụng, CISG có thể giúp họ tiết kiệm được tương đối nhiều thời gian cũng như là công sức trong việc đàm phán về luật áp dụng và các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Chính vì thế, việc nước ta gia nhập Cơng ước Viên sẽ giúp được rất nhiều cho các“doanh nghiệp Việt Nam trong các giao dịch mua bán hàng hóa với các đối tác là các quốc gia thành viên Công ước”trong việc tiết kiệm được một nguồn nhân lực và vật lực đáng kể (chi phí thuê chuyên gia pháp lý để đàm phán, thời gian đàm phán, ...)”
Bên cạnh việc giúp hạn chế chi phí đàm phán luật áp dụng hay các điều khoản khác, Cơng ước Viên cịn có thể giúp cho các bên giao dịch có tiếng nói chung dễ dàng hơn, quyết định dễ chấp nhận hơn trong các điều khoản hợp đồng. Chính vì vậy, kể cả khi chưa có giá trị pháp lý hẳn hoi nhưng Công ước Viên vẫn được áp dụng ở nhiều hợp đồng doanh nghiệp.
Đối với vấn đề bảo lưu, nhóm luật sư và các chun gia có chun mơn cũng có ý kiến thống nhất trong đó đa số (50%) ủng hộ việc bảo lưu về hình thức hợp đồng. Điều này cho thấy có sự tương đồng giữa các nhà nghiên cứu về mặt lý thuyết và những người làm thực tiễn trong cách nhìn về các bảo lưu đối với Cơng ước Viên
Có thể thấy từ điều tra rà sốt của các nhóm đối tượng trực tiếp chịu tác động của CISG cũng như các nhóm đối tượng liên quan đến vấn đề về chuyên mơn hoặc nghiên cứu, nhìn từ nhiều góc độ từ lý thuyết đến thực tiễn về Cơng ước Viên đều cho kết quả có sự đồng nhất về những lợi ích to lớn mà Cơng ước này có thể mang lại cho Việt Nam.